Mẫu Hợp Đồng Thử Việc Mới Nhất & Những Điều Cần Biết

Thông thường, người lao động hầu hết phải trải qua quá trình thử việc để trở thành nhân viên chính thức của một công ty hay doanh nghiệp nào đó. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về loại hợp đồng này. Vậy bạn đã biết những mẫu hợp đồng thử việc mới nhất & những điều cần biết hay chưa? Cùng Vina Accounting tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc được hiểu là thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thử việc. Chính vì vậy, những thỏa thuận liên quan đến công việc làm thử như mức lương thử việc, thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của nhân viên thử việc… sẽ được ghi nhận tại loại hợp đồng này.

Hợp đồng thử việc là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
Hợp đồng thử việc là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động

Mẫu hợp đồng thử việc theo đúng quy định Pháp luật

Nếu như bạn chưa từng làm việc ở bất kỳ công ty nào hoặc chưa từng tham gia quá trình thử việc, bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng thử việc đúng quy định Pháp luật dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất
Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

7+ điều cần biết về hợp đồng thử việc

Nội dung trong hợp đồng thử việc rất quan trọng đối với cả người lao động và người sử dụng lao động. Chính vì thế, nếu bạn muốn tham gia thử việc hoặc là người hợp đồng cho nhân viên mới thì cần lưu ý những điều sau:

Những điều cần lưu ý khi viết hợp đồng thử việc
Những điều cần lưu ý khi viết hợp đồng thử việc

Những thỏa thuận trong hợp đồng thử việc

Như đã biết, hợp đồng thử việc chính là bản cam kết có giá trị về mặt pháp lý về những thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thế nên những thỏa thuận cần lưu ý trong hợp đồng phải tuân thủ quy định của Bộ luật Lao động như:

  • Thời gian của quá trình thử việc (Điều 24).
  • Tiền lương thử việc (Điều 26).
  • Kết thúc thời gian thử việc và chấm dứt hợp đồng thử việc (Điều 27).
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phải thực hiện trong quá trình thử việc.
  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong lúc người lao động thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm những gì?

Người lao động cần nắm rõ các nội dung trong bản hợp đồng thử việc để hạn chế tình trạng bị ảnh hưởng cũng như bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp trong quá trình thử việc.

Theo Bộ luật lao động 2019, Điều 24 có quy định những nội dung quan trọng bắt buộc phải có trong hợp đồng thử việc bao gồm:

  • Họ và tên, chức danh, địa chỉ người sử dụng lao động, người giao kết hợp đồng lao động.
  • Thông tin cá nhân đầy đủ của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động.
  • Công việc mà người lao động thực hiện và địa điểm làm việc.
  • Mức lương theo công việc, hình thức lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
  • Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi: hai bên thỏa thuận hoặc tuân theo quy định của pháp luật.
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động làm việc (nếu có).

Lưu ý: Không áp dụng thử việc với những công việc có thời gian giao kết dưới một tháng.

Trang bị bảo hộ lao động tùy theo từng ngành nghề
Trang bị bảo hộ lao động tùy theo từng ngành nghề

Quy định khi hủy bỏ hợp đồng thử việc

Pháp luật không quy định trường hợp vi phạm cho việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc. Căn cứ Điều 27 của Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian thử việc, không cần báo trước và bồi thường khi mỗi bên muốn hủy bỏ hợp đồng thử việc.

Hai bên có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng thử việc
Hai bên có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng thử việc

Thời gian thử việc kéo dài đến bao lâu?

Tại điều 25 của Bộ luật Lao động quy định, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ theo công việc được giao. Đồng thời, chỉ được thực hiện thử việc một lần đối với một công việc và đảm bảo những điều kiện như:

  • Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp ( căn cứ theo Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp): Không quá 180 ngày.
  • Đối với công việc, chức danh nghề nghiệp có trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: Không quá 60 ngày .
  • Đối với công việc, chức danh nghề nghiệp có trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật: Không quá 30 ngày.
  • Đối với những công việc khác chưa đề cập không quá 06 ngày.

Lương thử việc mà NLĐ nhận được?

Căn cứ vào Điều 26 của Bộ luật Lao Động hiện hành, trong thời gian thử việc, tiền lương thử việc của người lao động do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, người thử việc phải nhận được ít nhất 85% mức lương của công việc đó. Ngoài ra, người lao động thử việc khi làm việc tốt có thể nhận được thêm tiền thưởng, phụ cấp, … tùy vào năng lực, trình độ, tính chất công việc và quyết định của người sử dụng lao động.

BHXH trong quá trình thử việc

Thông thường, thời gian thử việc không kéo dài quá lâu. Chính vì thế, người lao động trong thời gian thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đối với hợp đồng lao động có quy định thời gian thử việc trên 1 tháng, thì công ty đó vẫn phải đóng BHXH bắt buộc đầy đủ cho người lao động. Như vậy, đối với hợp đồng thử việc, người lao động sẽ không được đóng BHXH.

Khoảng thời gian kết thúc hợp đồng thử việc?

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo đến người lao động kết quả thử việc. Trường hợp người thử việc đạt được yêu cầu thì tiến hành giao kết hợp đồng lao động chính thức. Trường hợp người lao động thử việc không đạt yêu cầu thì phải chấm dứt hợp đồng lao động thử việc đã giao kết.

Mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và bồi thường trong thời gian thử việc.

Người sử dụng lao động thông báo kết quả thử việc sau thời gian trong hợp đồng quy định
Người sử dụng lao động thông báo kết quả thử việc sau thời gian trong hợp đồng quy định

Giải thích: Hợp đồng thử việc có phải hợp đồng lao động không?

Hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc có một số điểm tương đồng. tuy nhiên hai loại hợp đồng này không cùng là một loại. Theo Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, hợp đồng lao động không bao gồm thử việc. Hợp đồng thử việc chỉ là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến công việc làm thử do 2 bên thống nhất.

Kết luận

Tóm lại, hợp đồng thử việc là một loại văn bản quan trọng có tính pháp lý đối với người lao động và người sử dụng lao động. Nội dung của loại hợp đồng này thể hiện các cam kết, vai trò và trách nhiệm giữa hai bên trong thời gian thử việc. Hy vọng bài viết trên của Vina Accounting đã giúp bạn nắm bắt được các mẫu hợp đồng thử việc mới nhất và những điều cần biết.

Xem thêm: