Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đang thu hút được nhiều người tham gia bởi mức lợi nhuận cao. Vậy trái phiếu là gì? Bạn cần lưu ý những gì khi đầu tư trái phiếu để tránh được các rủi ro không đáng có? Mẫu hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp mới nhất bao gồm những điều khoản nào? Hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trái phiếu đang là hình thức đầu tư thu hút nhiều người lựa chọn.
I. Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là một loại chứng khoán chứng nhận nợ mà người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể, trong một khoảng thời gian xác định và thêm một khoản lợi tức quy định. Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp hoặc một tổ chức chính quyền như Kho bạc Nhà nước.
Người mua trái phiếu (hay gọi là trái chủ) có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên trái chủ có thể được thể hiện trên trái phiếu hoặc không. Trái chủ là người cho người phát hành vay và họ không chịu bất kì trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của nhà phát hành. Người vay có nghĩa vụ phải thanh toán theo cam kết nợ được thỏa thuận trong hợp đồng vay.
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 1 năm trở lên do chính doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ phải trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với người sở hữu trái phiếu.
2 loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Điều 8 Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng được mua trái phiếu: cho phép tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được được mua trái phiếu để đầu tư. Khi tham gia vào đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư phải tự đánh giá về mức độ rủi ro, hạn chế của giao dịch trái phiếu đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.
II. Hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp
Hợp đồng mua bán trái phiếu là văn bản ràng buộc pháp lý giữa người phát hành trái phiếu và người bảo lãnh phát hành thiết lập các điều khoản về việc bán trái phiếu. Hợp đồng mua trái phiếu sẽ bao gồm các điều khoản về điều kiện bán: giá bán, lãi suất, kỳ hạn, điều khoản mua lại trái phiếu, điều khoản về quỹ dự phòng và các điều kiện hủy bỏ thỏa thuận.
– Thỏa thuận mua trái phiếu (BPA) bao gồm các điều kiện cần phải đáp ứng trước khi người bảo lãnh phát hành mua trái phiếu và các điều kiện mà người bảo lãnh có thể rút lại.
– Các điều khoản trong hợp đồng mua trái phiếu có thể bao gồm: giá, lãi suất, kỳ hạn, các điều khoản mua lại trái phiếu hoặc các điều khoản có thể hủy bỏ.
– Thông thường, đơn vị phát hành phải thông báo cho người bảo lãnh phát hành về bất kỳ thay đổi nào trong điều kiện tài chính của mình và các thỏa thuận làm hạn chế các tài sản thế chấp.
– BPA thường là chứng khoán phát hành riêng lẻ hoặc là phương tiện đầu tư do các công ty nhỏ hơn phát hành.
Hợp đồng mua bán trái phiếu bao gồm các điều khoản thỏa thuận về trái phiếu
Xem thêm: Quy định về thời gian tạm ngừng kinh doanh theo luật mới nhất 2023
III. Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ
Trái phiếu doanh nghiệp thường được phát hành theo các phương thức:
– Đấu thầu phát hành: Là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp để đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu.
– Bảo lãnh phát hành: doanh nghiệp phát hành bán trái phiếu cho nhà đầu tư thông qua tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành.
– Đại lý phát hành: Doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác tiến hành bán trái phiếu cho nhà đầu tư.
Nếu doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng thì trái phiếu được bán trực tiếp cho nhà đầu tư.
Doanh nghiệp phát hành quyết định phương thức phát hành trái phiếu và thông báo cho trái chủ
Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh hay đại lý phát hành là những công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính được phép cung cấp các dịch vụ trên theo quy định Pháp luật.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có quyền quyết định phương thức phát hành
Xem thêm: Thẩm định giá trị tài sản là gì?
IV. Mẫu hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA LẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Số: …/HĐ
– Căn cứ Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ bảo lãi và trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãi và trái phiếu chính quyền địa phương;
– Căn cứ Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định mua lại trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước;
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại Hà Nội
Chúng tôi gồm:
Bên mua lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi là bên mua)
-Tên tổ chức mua lại trái phiếu Chính phủ bảo lãnh (Sau đây gọi là bên mua)
– Địa chỉ: …
– Người đại diện hợp pháp: …
Bên bán lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi là bên bán)
– Tên tổ chức bán lại trái phiếu Chính phủ bảo lãnh: …
– Địa chỉ: …
– Người đại diện hợp pháp: …
Sau khi thống nhất, hai bên cùng nhau ký kết Hợp đồng bán lại trái phiếu Chính phủ với các nội dung sau đây:
Điều 1. Kết quả mua lại trái phiếu
Bên bán đồng ý bán lại trái phiếu cho Bên mua với các điều khoản như sau:
Mã trái phiếu | Ngày phát hành lần đầu | Ngày đáo hạn | Lãi suất danh nghĩa | Phương thức thanh toán gốc, lãi | Khối lượng trái phiếu thống nhất mua lại | Lãi suất mua lại | Giá mua lại một trái phiếu | Tổng số tiền mua lại trái phiếu | Ngày mua lại trái phiếu | Tài khoản nhận tiền thanh toán mua lại trái phiếu |
Điều 2. Trách nhiệm của các bên
2.1. Trách nhiệm của… (Tên ngân hàng chính sách)
Thanh toán tiền mua lại trái phiếu theo Điều 1 Hợp đồng này và quy định tại Điều 22 Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018
2.2. Trách nhiệm của bên bán lại trái phiếu Chính phủ:
Bán lại trái phiếu đã được thỏa thuận tại Điều 1 Hợp đồng này.
Điều 3. Trái phiếu được mua lại thực hiện hủy niêm yết, hủy đăng ký, rút lưu ký theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018
Điều 4. Hiệu lực thi hành
– Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
– Hợp đồng này được lập 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
CHỦ SỞ HỮU TRÁI PHIẾU/ TỔ CHỨC ĐƯỢC CHỦ SỞ HỮU TRÁI PHIẾU ỦY QUYỀN
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
V. Thông tin nào cần phải bảo đảm trong hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp
Khi đọc hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp bạn cần lưu ý những nội dung sau:
- Các điều kiện cần được đáp ứng trước khi người bảo lãnh phát hành mua trái phiếu.
- Ngày thực hiện, giao hàng và địa điểm của trái phiếu.
- Các điều kiện có thể xóa khỏi hợp đồng.
- Giá mua và lãi suất của trái phiếu.
- Các chi phí các bên khác nhau phải trả.
Trên đây là những thông tin về hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp mà Vina Accounting tổng hợp gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích về việc mua bán trái phiếu. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ với Vina Accounting qua Hotline: 0901227388 hoặc Website: vinaaccounting.vn để được tư vấn nhanh nhất.