Hóa đơn đỏ là loại hóa đơn thường được sử dụng trong kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế lại có rất ít người hiểu được rõ về loại hóa đơn này cũng như ý nghĩa của chúng. Trong bài viết hôm nay, Vina Accounting sẽ chia sẻ cho bạn toàn bộ các thông tin chính xác nhất về vấn đề này. Đón đọc ngay nhé!
Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ trong tiếng anh có tên gọi là Red Invoice. Đây là một loại giấy chứng từ thể hiện được giá trị của hàng bán hoặc các dịch vụ của người bán tới người mua. Nội dung trên hóa đơn đỏ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về người bán và người mua (bao gồm tên doanh nghiệp, mã số thuế và địa chỉ) cùng với giá trị của loại hàng bán, dịch vụ đã bao gồm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Khi nghe nói về loại hóa đơn này thì bạn có thể hiểu ngầm đó là hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT được giao lại cho khách hàng.

Sử dụng hóa đơn đỏ để làm gì?
Theo các thông tin được nêu bên trên thì hóa đơn đỏ sẽ được sử dụng hàng ngày, hàng giờ mỗi khi có người sử dụng dịch vụ của một bên cung cấp hàng hóa. Loại hóa đơn này cũng được sử dụng nhằm mục đích xác định số tiền thuế cần phải nộp vào ngân sách nhà nước trong trường hợp hóa đơn đỏ là hóa đơn giá trị gia tăng.
Thông thường đối với những hóa đơn từ 200.000 trở lên thì bên bán sẽ có nghĩa vụ xuất hóa đơn đỏ. Việc người mua – người tiêu thụ lấy hóa đơn đỏ sẽ góp phần giúp cơ quan Nhà nước có thể giám sát bên bán có thực hiện đóng thuế đầy đủ hay không.

Theo nghị định 109/ 2013/ NĐ- CP có nêu rõ về quy định các mức phạt đối với những trường hợp người bán không lập hóa đơn hoặc có lập hóa đơn những không đưa lại cho khách. Mức phạt thấp nhất là 4 triệu VNĐ và mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 triệu VNĐ.
Bảng so sánh giữa hóa đơn đỏ VAT và hóa đơn bán hàng
Có rất nhiều người lầm tưởng 2 loại hóa đơn này là một vì chúng có màu sắc giống nhau. Tuy nhiên cả hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng đều được lập sau khi bên bán cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho bên mua. Dưới đây là bảng so sánh 2 loại giấy hóa đơn, cùng theo dõi ngay nhé.
Hóa đơn bán hàng | Hóa đơn đỏ | |
Đối tượng lập hóa đơn | Được thành lập bởi các doanh nghiệp/ tổ chức khai thuế GTGT theo hình thức trực tiếp trong việc:
|
Được thành lập bởi doanh nghiệp/ tổ chức khai, tính thuế GTGT theo hình thức khấu trừ trong việc:
|
Đối tượng phát hành hóa đơn | Cơ quan thuế | Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tự tiến hành in |
Thuế | Không có | Có |
Chữ ký | Chữ ký của người bán hàng và cung cấp dịch vụ. | Chữ ký của giám đốc, người bán hoặc người nhận sự ủy quyền của giám đốc. |
Hình thức kê khai hóa đơn | Chỉ kê khai hóa đơn đầu ra | Kê khai hóa đơn cả đầu ra và đầu vào. |

Các lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ
Để hiểu rõ hơn về hóa đơn đỏ thì bạn cũng cần nắm được một vài điều lưu ý trong khi xuất loại hóa đơn này. Cụ thể:
- Người viết cần kẹp 3 liên viết cùng một lúc. Nội dung thông tin cần có sự đồng nhất và không được viết tách riêng từng liên.
- Điền đầy đủ các thông tin về người mua hàng một cách chuẩn nhất.
- Nội dung thể hiện trên hóa đơn không được tẩy xóa và phải viết cùng chung một loại mực.
- Nội dung viết liên tục, không bị ngắt quãng và không viết đè chữ lên nhau cùng gạch chéo phần còn trống.
- Số hóa đơn lập phải liên tục và lập từ số nhỏ tới số lớn.
- Ngày, tháng và năm ở trên hóa đơn đỏ cũng phải thể hiện chính xác thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ngay khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho bên mua.
- Các hình thức thanh toán có thể là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Trường hợp nào thị bị xử phạt khi làm mất hóa đơn đỏ
Dưới đây là các trường hợp bị xử phạt khi làm mất, cháy hoặc hư hỏng hóa đơn đỏ. Cùng đón đọc thêm nhé.
Làm mất hóa đơn của cơ quan thuế
Đối với trường hợp này áp dụng cho việc làm mất hóa đơn bán hàng trực tiếp thì sẽ căn cứ vào từng khoảng thời gian khai báo để xử phạt riêng.
- Trong vòng 5 ngày sau khi làm mất hóa đơn thì sẽ không bị xử phạt.
- Từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10 nếu có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc không sẽ bị phạt ở mức khung tối thiểu là 6 triệu VNĐ.
- Sau 10 ngày sẽ bị phạt từ 6 tới 8 triệu VNĐ.
Làm mất hóa đơn GTGT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành
Cũng tương tự như việc làm mất hóa đơn bán hàng, việc làm mất hóa đơn GTGT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành thì cũng cần căn cứ vào thời hạn khai báo với cơ quan thuế.
- Trong vòng 5 ngày sau khi làm mất hóa đơn thì sẽ không bị xử phạt.
- Từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10 nếu có thêm các tình tiết giảm nhẹ thì sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc không sẽ bị phạt ở mức khung tối thiểu là 6 triệu VNĐ.
- Sau 10 ngày sẽ bị phạt từ 6 tới 8 triệu VNĐ.
Những trường hợp bị xử phạt khi làm mất hóa đơn đỏ
Làm mất hóa đơn GTGT đầu ra đã thông báo phát hành
Bị phạt tiền trong các trường hợp sau:
- Làm mất hoặc làm hỏng hóa đơn đã phát hành, nhưng khách chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa bị bạn lưu trữ. Hóa đơn đỏ đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa sẽ bị phạt từ 4 tới 8 triệu VNĐ.
- Làm mất hoặc hỏng hóa đơn đã phát hành trong thời gian lưu trữ thì bị phạt từ 5 tới 10 triệu.
- Cơ quan thuế có đủ căn cứ xác tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo lại với cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm tổ chức.
Làm mất hóa đơn GTGT đầu vào đã thông báo phát hành
Đối với trường hợp này thì người bị xử phạt sẽ là bên mua. Dưới đây là từng trường hợp bị xử phạt mà bạn có thể tham khảo.
- Làm mất hoặc làm cháy, hỏng (liên 2 giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách: Phạt từ 4 tới 8 triệu VNĐ.
- Làm mất hoặc cháy hỏng (liên giao cho khách), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận lại sự việc. Người bán đã kê khai và nộp thuế, có chứng từ thể hiện việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt ở khung thấp nhất.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất về hóa đơn đỏ mà Vina Accounting muốn gửi tới bạn. Mong rằng qua bài viết ngắn gọn này thì bạn đã nắm được tổng quan các thông tin về loại hóa đơn này. Đừng bỏ lỡ các bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.
Xem thêm: