Doanh nghiệp tư nhân được hiểu là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của cả tổ chức đó, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Nếu bạn băn khoăn vẫn chưa hiểu về hồ sơ pháp lý doanh nghiệp tư nhân và những yêu cầu khi đăng ký của loại hình doanh nghiệp này, hãy cùng Vina Accounting theo dõi bài viết dưới đây.
Đăng ký doanh nghiệp tư nhân và hồ sơ pháp lý
I. Hồ sơ pháp lý khi đăng ký của doanh nghiệp tư nhân
Để tiến hành đăng ký doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau, theo yêu cầu của bộ Luật Doanh nghiệp 2020:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, áp dụng theo mẫu được đính kèm tại Phụ lục I-1 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trong Thông tư số 01/2013/TT-BKH vào ngày 21/01/2013.
- Bản sao công chứng còn hiệu lực và hợp lệ của một trong các giấy tờ cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân, ví dụ như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu,…
- Nếu doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì cần bổ sung thêm các loại giấy tờ khác bao gồm: Văn bản xác nhận vốn pháp định của các tổ chức có thẩm quyền (yêu cầu này được áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có quy định vốn pháp định của pháp luật); Bản sao chứng chỉ hành nghề của một hoặc nhiều cá nhân đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có quy định này; Cuối cùng là mục lục hồ sơ ghi theo thứ tự ở trên.
- Bìa hồ sơ có thể làm bằng túi nilon hoặc giấy mỏng
- Tờ khai thông tin của người nộp đơn đăng ký
- Số lượng hồ sơ là 1 bộ, tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt chuẩn bị thêm một vài bộ dự phòng cho các trường hợp rủi ro.
II. Thủ tục và các bước để thành lập một Doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục và quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân
Xem thêm: Công việc chi tiết của nhân viên pháp chế doanh nghiệp
Để có thể thành lập một doanh nghiệp tư nhân đảm bảo tính hợp pháp của pháp luật đề ra, doanh nghiệp cần tuân theo các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đại diện đăng ký sẽ nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của phòng đăng ký kinh doanh, nơi mà Doanh nghiệp này có trụ sở nộp hồ sơ đăng ký. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể đăng ký qua mạng điện tử theo các quy trình yêu cầu của Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ của doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và nhập thông tin vào hệ thống thông tin quốc gia khi đã nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định và hợp lệ. Sau đó trao biên nhận cho người nộp hồ sơ.
- Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 3 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
- Bước 4: Công bố thông tin
Sau khi nhận được giấy chứng nhận, doanh nghiệp sẽ công bố thông tin đăng ký trên cổng thông tin đăng ký của quốc gia. Nội dung công bố bao gồm các nội dung có trong giấy chứng nhận đăng ký và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Bước 5: Hoàn thành
Doanh nghiệp tiến hành thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.
III. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu tiền?
Đăng ký doanh nghiệp tư nhân bao gồm những loại chi phí nào?
Xem thêm: Hạch toán chi phí thẩm định giá tài sản theo thông tư 200 năm 2014
Việc đăng ký doanh nghiệp tư nhân sẽ bao gồm các chi phí như cấp giấy đăng ký, phí thông báo điều lệ và phí công bố thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Các chi phí đầy đủ được quy định và giải thích rõ tại Thông tư 47/2019/TT-BTC bao gồm các quy định về mức thu, chế độ thu và hình thức nộp chi phí, quản lý chi phí được chính Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, bao gồm các khoản lệ phí cụ thể như sau:
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp bao gồm những lần cấp lại hoặc mới, thay đổi nội dung đăng ký và giấy chứng nhận đăng ký là 50.000 đồng trên một lần thu.
- Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp được chia thành nhiều loại giấy tờ cung cấp với các mức giá khác nhau:
- Phí cung cấp thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh là 20.000 đồng mỗi bản.
- Phí cung cấp thông tin đúng như hồ sơ đăng ký, cung cấp báo cáo tài chính của các loại doanh nghiệp là 40.000 đồng mỗi bản.
- Phí cung cấp báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp là 150.000 cho một bản báo cáo.
- Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia là 100.000 đồng cho một lần công bố.
- Cuối cùng là phí cung cấp thông tin của doanh nghiệp đúng với tài khoản từ 125 bản trong một tháng trở lên là 4.500.000 đồng trên một tháng.
Vina Accounting đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin chi tiết của hồ sơ pháp lý doanh nghiệp tư nhân cũng như thủ tục và lệ phí đăng ký, chúng tôi hy vọng rằng sẽ giải quyết được những vấn đề thắc mắc mà bạn đang quan tâm.
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn và hỗ trợ, có thể liên trực tiếp với đội ngũ tư vấn viên của Vina Accounting qua website vinaaccounting.vn hoặc gọi điện, nhắn tin với Hotline 0901 22 73 88.