Theo Pháp luật hiện hành, hộ kinh doanh sẽ phải nộp rất nhiều loại thuế. Cụ thể, đối với hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, họ sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cùng với thuế giá trị gia tăng (GTGT). Vậy thì hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào? Cùng Vina Accounting tìm hiểu, phân tích và trả lời câu hỏi trên nhé!
Những loại thuế mà hộ kinh doanh cần phải nộp?
Các loại thuế mà hộ kinh doanh cần chú ý và nộp theo đúng quy định của Pháp luật như sau:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng được hiểu là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Chúng xuất hiện ở quá trình từ sản xuất, lưu thông đến khi tiêu dùng. Trong kỳ tính thuế, phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh do sự chênh lệch giữa giá bán ra của hàng hóa, dịch vụ với giá mua vào tương ứng. Chính vì vậy hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam hầu hết đều là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Trên thực tế, có một khoản tiền mà người có thu nhập cần trích nộp từ một phần tiền lương hay nguồn thu khác nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Khoản tiền đó được gọi là thuế TNCN. Loại thuế này sẽ không đánh vào những người hoặc tổ chức có thu nhập thấp. Cho nên, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng, đồng thời làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp bên trong xã hội.

Lệ phí môn bài
Lệnh phí môn bài được hiểu là loại thuế mà doanh nghiệp phải chịu nộp cho vào quỹ ngân sách nhà nước từ đầu năm. Việc nhà nước thu loại thuế này với mục đích để nắm bắt đồng thời thống kê về các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, … Hộ kinh doanh cũng là một trong những đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.
Những loại thuế khác
Ngoài những loại thuế bắt buộc kể trên, hộ kinh doanh có thể sẽ phải nộp thêm các loại thuế về môi trường, tài nguyên, hàng hóa đặc biệt, … Bên cạnh đó, đối với những trường hợp ngoại lệ, hộ kinh doanh có thể được miễn một vài loại thuế theo đúng với quy định của Pháp luật. Dưới đây là thông tin chi tiết về quy định nộp thuế của hộ kinh doanh mà bạn nên tham khảo.
Doanh thu hộ kinh doanh bao nhiêu mới phải nộp thuế?
Trong năm dương lịch, hộ kinh doanh đạt doanh thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT cùng với thuế TNCN theo quy định pháp luật và ngược lại. Chính vì vậy, hộ kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn. Đồng thời, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định trước pháp luật.
– Đối với hộ kinh doanh cá thể theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình: Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống được miễn nộp thuế GTGT. Bên cạnh đó, nhóm cá nhân, hộ gia đình cần phải xác định cho một (01) người đại diện duy nhất để thực hiện việc xác định hộ kinh doanh cá thể đó không phải nộp thuế GTGT trong năm tính thuế.

Nguyên tắc tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh
Căn cứ theo Thông tư 40/2021/TT-BTC và Thông tư 100/2021/TT-BTC, nguyên tắc tính thuế TNCN được xác định như sau:
- Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh được thực thi dựa trên các quy định của pháp luật về thuế TNCN, thuế GTGT và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Theo quy định của pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN, nếu hộ kinh doanh trong năm theo lịch dương có doanh thu dưới 100 triệu đồng từ hoạt động kinh doanh, sản xuất thì được miễn nộp thuế GTGT và TNCN.
- Hộ kinh doanh theo hình thức hộ gia đình thì khi mức doanh thu ở mức 100 triệu/đồng trở xuống cần xác nhận cá nhân đại diện duy nhất để không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT trong năm tính thuế.
Hướng dẫn cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể
Cách tính thuế phải nộp dành cho hộ kinh doanh được thể hiện như sau:
Số thuế TNCN phải đóng = Tỷ lệ thuế TNCN x Doanh thu tính thuế TNCN
Số thuế GTGT phải đóng = Tỷ lệ thuế GTGT x Doanh thu tính thuế GTGT
Cách tính doanh thu tính thuế khoán hộ kinh doanh:
Đối với các hộ kinh doanh thì doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là các khoản thuế hộ kinh doanh phải nộp. Đối với các hộ kinh doanh (thuộc trường hợp chịu thuế), các khoản doanh thu tính thuế sẽ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng, tiền gia công, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Các khoản tiền hỗ trợ đạt chỉ tiêu doanh số, khuyến mãi, thưởng, chiết khấu, chi phí hỗ trợ bằng hiện kim hoặc dưới những hình thức khác.
- Các khoản tiền phụ thu, trợ giá, phí phát sinh được hưởng theo quy định.
- Các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng hoặc bồi thường khác
- Các nguồn doanh thu khác mà hộ kinh doanh có được, tính cả tiền đã thu được hoặc chưa.
- Theo doanh thu khoán tính toán tỷ lệ phần trăm thuế

Ngoài ra, đối với trường hợp hộ kinh doanh hoạt động đa lĩnh vực, ngành nghề thì đối với từng lĩnh vực, ngành nghề hộ kinh doanh trên phải thực hiện kê khai và tính theo tỷ lệ phần trăm thuế dựa trên doanh thu. Nếu hộ kinh doanh cá thể không xác định được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định trái với thực tế, cơ quan thuế sẽ có quyền ấn định doanh thu tính thuế cho từng lĩnh vực, ngành nghề của hộ kinh doanh đó căn cứ theo quy định của pháp luật về thuế.
Những câu hỏi hộ kinh doanh đóng thuế thường gặp
Trong quá trình phân tích, tổng hợp và thực hiện báo cáo thuế doanh nghiệp, bạn có thể sẽ gặp phải một vài thắc mắc thường gặp dưới đây:
Thế nào là hộ kinh doanh cá thể?
Cá nhân hoặc hộ gia đình, một nhóm người gồm các cá nhân là người Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đồng thời, hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký kinh doanh ở một địa điểm, sử dụng từ mười lao động trở xuống và chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình.

Khi nào hộ kinh doanh cá thể được miễn thuế?
Hộ kinh doanh cá thể có thể được miễn thuế TNCN và thuế GTGT khi có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Ngược lại, nếu đạt doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên, hộ kinh doanh trên phải đóng đầy đủ các loại thuế theo quy định của Pháp luật.
Nếu hộ kinh doanh chậm hồ sơ khai thuế có bị phạt hay không?
Người nộp thuế sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 5.000.000-25.000.000 đồng nếu có hành vi cố tình nộp chậm hồ sơ khai thuế hoặc không nộp đầy đủ mức thuế theo Luật định. Điều này phụ thuộc vào thời gian quá hạn là bao lâu và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà xử lý.
Lời kết
Qua bài viết trên của Vina Accounting, hy vọng bạn đã trả lời được hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào? Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin về tài chính, hãy theo dõi website thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhé!