Phương Pháp Tính Hao Mòn Tài Sản Cố Định Chính Xác Nhất

Hao mòn tài sản cố định là nguồn lực đặc biệt quan trọng của các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất. Lợi ích kinh tế do tài sản cố định mang lại được khai thác dần bằng cách sử dụng chính loại tài sản đó. Trong bài viết ngày hôm nay, Vina Accounting sẽ gửi tới bạn các thông tin quan trọng liên quan tới vấn đề này.

Hao mòn tài sản cố định được hiểu là gì?

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì hao mòn tài sản cố định được hiểu là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của một loại tài sản cố định do tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh,…

Để thể hiện sự hao mòn của tài sản thì kế toán thực hiện việc phân bổ dần giá trị của tài sản cố định vào chi phí hàng ngày hoặc gọi cách khác là khấu hao tài sản cố định.

Các thông tin cơ bản về hao mòn tài sản cố định
Các thông tin cơ bản về hao mòn tài sản cố định

Cách tính khấu hao tài sản cố định được áp dụng phổ biến

Quy định về mặt thời gian trích khấu hao tài sản cố định được quy định rõ trong phụ lục I thông tư 45/2023/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính như sau: Mỗi loại tài sản cố định thuộc danh mục nhóm tài sản cố định sẽ có thời gian trích khấu hao tối thiểu và thời gian trích khấu hao tối đa sẽ được tính theo năm.

Kế toán cần lựa chọn thời điểm trích khấu hao trong khung thời gian theo đúng quy định và phù hợp với thời gian sử dụng, tần suất sử dụng và mức hao mòn tự nhiên cố định của các doanh nghiệp. Hiện tại có 3 phương pháp tính khấu hao tài sản cố định như:

  • Khấu hao tài sản cố định theo dạng đường thẳng.
  • Khấu hao tài sản cố định áp dụng theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
  • Khấu hao tài sản cố định theo khối lượng, số lượng của sản phẩm.
Cách tính khấu hao tài sản cố định phổ biến hiện nay
Cách tính khấu hao tài sản cố định phổ biến hiện nay

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 214 – Hao mòn tài sản cố định

Để hiểu rõ hơn về hao mòn tài sản cố định, cùng đón đọc thêm các thông tin ngay sau đây.

Kết cấu TK 214

  • Bên nợ: Có giá trị hao mòn tài sản cố định, bất động sản đầu tư giảm do tài sản cố định, bất động sản đầu tư thanh lý, chuyển nhượng, điều động cho các công ty và doanh nghiệp khác, góp vốn và đầu tư vào các đơn vị khác.
  • Bên có: Giá trị hao mòn tài sản cố định, bất động sản đầu tư tăng cao do trích khấu hao tài sản cố định, bất động sản đầu tư.
  • Số dư bên có: Giá trị hao mòn lũy kế của loại tài sản cố định, bất động sản đầu tư hiện có ở các doanh nghiệp.
Nội dung phản ánh của tài khoản 214
Nội dung phản ánh của tài khoản 214

Nội dung phản ánh của TK 214

Theo TK 214 – Hao mòn tài sản cố định sẽ có 4 dạng tài khoản cấp 2 như sau:

  • TK 2141 – Hao mòn tài sản cố định hữu hình: Phản ánh chính xác giá trị hao mòn của một loại tài sản, cố định hữu hình trong quá trình đưa vào sử dụng do việc trích khấu hao tài sản cố định và các khoản tăng, giảm hao mòn khác của tài sản cố định hữu hình.
  • TK 2142 – Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính: Phản ánh các giá trị hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử dụng do trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính và các khoản tăng, giảm hao mòn khác của tài sản cố định thuê tài chính.
  • TK 2143 – Hao mòn tài sản cố định vô hình: Phản ánh đúng giá trị hao mòn của tài sản cố định vô hình trong quá trình sử dụng do việc trích khấu hao tài sản cố định vô hình và các khoản làm tăng, giảm của tài sản hao mòn cố định.
  • TK 2147 – Hao mòn bất động sản đầu tư: Tài khoản này được dùng để phản ánh giá trị hao mòn bất động sản đầu tư dùng trong các hoạt động cho thuê của doanh nghiệp.

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu hiện nay

Sau đây là phương pháp kế toán lại các giao dịch kinh tế mà bạn có thể tham khảo:

Định kỳ tính và trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh và các loại chi phí khác:

  • Nợ các tài khoản 627, 641, 642, 811 và 623.
  • Có tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định.

Tài sản cố định được đưa vào sử dụng, nhận được do điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hoàn toàn phụ thuộc:

  • Nợ tài khoản 211 – Loại tài sản cố định hữu hình được giữ nguyên giá.
  • Có tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định
  • Có tài khoản 411, 336.

Định kỳ tính và trích khấu hao bất động sản đầu tư đang cho thuê hoạt động có ghi:

  • Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.
  • Có tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định.

Trong trường hợp giảm tài sản cố định, bất động sản đầu tư thì đồng thời việc ghi giảm nguyên giá tài sản cố định cần phải ghi giảm giá trị đã hao mòn của loại tài sản cố định, bất động sản đầu tư.

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu hiện nay
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu hiện nay

Đối với loại tài sản cố định dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính sẽ được ghi:

  • Nợ tài khoản 466 – Kinh phí đã hình thành loại tài sản cố định.
  • Có tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định.

Đối với tài sản cố định dùng trong các hoạt động văn hóa, phúc lợi, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm ghi:

  • Nợ tài khoản 3533- Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định.
  • Có tài khoản 214- Hao mòn tài sản cố định.

Trong trường hợp vào cuối năm tài chính doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao tài sản cố định, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều sẽ là khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau:

  • Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao tài sản cố định, mà mức khấu hao tài sản cố định được tăng lên so với số đã tích trong năm, số chênh lệch khấu hao sẽ được ghi:
    • Nợ các tài khoản 623, 641, 642,…
    • Có tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định
  • Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao tài sản cố định và thời gian trích khấu hao tài sản cố định mà nước khấu hao tài sản cố định giảm so với các số đã trích trong năm, số chênh lệch sẽ được ghi
    • Nợ tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định.
    • Có các tài khoản 623, 627, 641, 642.

Kế toán căn cứ vào giá trị tài sản cố định được hữu hình đánh giá lại khi xác định được giá trị của doanh nghiệp.  Dựa vào hồ sơ xác định lại giá trị doanh nghiệp và doanh nghiệp điều chỉnh lại giá trị tài sản cố định hữu hình theo các nguyên tắc dưới đây: Chênh lệch tăng giá trị còn lại của tài sản đó  được ghi nhận vào bên có tài khoản 412, chênh lệch giảm giá trị còn lại của tài sản cố định và được ghi nhận vào bên nợ của tài khoản 412.

Trường hợp cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc vào các công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ,… Sau khi bàn giao tài sản cố định cho công ty cổ phần thì căn cứ vào biên bản và các phụ lục chi tiết về tài sản, sổ kế toán có liên quan, ghi:

  • Nợ tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
  • Nợ tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định.
  • Có các tài khoản 211, 213.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất về hao mòn tài sản cố địnhVina Accounting muốn gửi tới bạn. Mong rằng qua bài viết ngắn gọn này thì bạn đã hiểu được rõ hơn về khái niệm cũng như phương pháp tính khấu hao tài sản cố định.

Xem thêm: