Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì? A-Z Những Điều Cần Biết

Hiện nay những công cụ về chính sách thương mại phi thuế quan ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, đặc biệt là những quốc gia phát triển, trong đó có cả nhiều quốc gia còn là thị trường trong việc xuất khẩu chính của Việt Nam. Bên cạnh đó phải kể đến một thuật ngữ được bắt gặp nhiều trong những hoạt động thương mại, chính là hàng rào phi thuế quan. Liệu định nghĩa hàng rào phi thuế quan là gì và mang đến những tác động như thế nào tới việc xuất khẩu ở đất nước Việt Nam? Hãy cùng VINA ACCOUNTING tìm hiểu câu trả lời về những vấn đề một cách chi tiết nhất thông qua bài viết dưới đây nhé.

Định nghĩa hàng rào phi thuế quan là gì?

Khi các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu vào những nước khác, đầu tiên việc cần thực hiện là phải được thông qua các hàng rào phi thuế quan. Đây chính là cách để gây trở ngại cho những mặt hàng nhập khẩu, và phương thức này sẽ không đánh bất kỳ thuế nhập khẩu nào. Như vậy có thể hiểu rằng hàng rào phi thuế quan được xem là các rào cản đối với thương mại không phải về thuế quan do chính phủ áp đặt đối với hàng nhập khẩu của mình, để bảo vệ các  đơn vị, doanh nghiệp trong nước hạn chế việc nhập khẩu.

Định nghĩa hàng rào phi thuế quan là gì
Định nghĩa hàng rào phi thuế quan là gì

Hàng rào phi thuế quan gồm những gì?

Giấy phép nhập khẩu

Mặc dù hiện nay các nước ít sử dụng giấy phép nhập khẩu hơn so với trước đây nhưng các cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu vẫn được Luật thương mại quốc tế điều chỉnh. Luật thương mại quốc tế quy định các cơ chế này phải đơn giản rõ ràng và minh bạch ví dụ quy định Chính phủ các nước phải công bố thông tin đầy đủ để người kinh doanh có thể biết vì sao cần xin phép và xin như thế nào; quy định rõ cách thức xử lý các đơn xin cấp phép nhập khẩu. WTO có Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (Hiệp định cấp phép)

Hiệp định cấp phép quy định một số giấy phép phải được cấp tự động khi đơn xin phép đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định các tiêu chí áp dụng trong trường hợp này sao cho các thủ tục được áp dụng không gây hạn chế đối với thương mại (Điều 2), một số loại giấy phép khác không được cấp tự động (Điều 3), nhằm mục đích giảm thiểu gánh nặng mà các thủ tục xin cấp phép gây ra đối với các nhà nhập khẩu Làm sao để việc quản lý cơ chế cấp phép không tự nó góp phần hạn chế hoặc gây sai lệch trong hoạt động nhập khẩu. Các cơ quan hữu quan không được xem xét một đơn xin phép quá 30 ngày hoặc 60 ngày nếu tất cả các đơn xin phép được xét cùng một lúc.

Các quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa

WTO có Hiệp định trị giá hải quan (Hiệp định CVA) và đưa ra hàng loạt các quy định về định giá hải quan, đồng thời mở rộng và làm rõ những điều khoản tương đương có trong Hiệp định GATT ban đầu .

Vấn đề xác định trị giá của mặt hàng phải chịu thuế sẽ trở nên quan trọng khi nước nhập khẩu tính thuế quan theo trị giá sản phẩm. Hiệp định CVA đã đưa ra hệ thống các quy tắc định giá thuế dựa trên các tiêu chuẩn công bằng có tính đến các tập quán thương mại quốc tế. Quy tắc cơ bản được dùng để xác định trị giá hải quan là xác định mức thuế trên cơ sở giá trị giao dịch mà người nhập khẩu đã chấp nhận khi mua hàng. Tuy nhiên Hiệp định CVA cũng cho phép cơ quan tình thuế có thể từ chối giá trị giao dịch này khi họ có lý do để nghi ngờ giá trị tính thuế do người nhập khẩu khai báo hoặc những chứng từ sản phẩm do người nhập khẩu nộp là không chính xác hoặc không đúng sự thật.

Hàng rào phi thuế quan gồm những gì
Hàng rào phi thuế quan gồm những gì

Giám định hàng hóa trước khi xếp hàng

Người sử dụng dịch vụ giám kiểm hàng hóa (Chính phủ) phải làm sao để các cơ quan này tiến hành giám định hàng hóa một cách không phân biệt đối xử và minh bạch, bảo vệ được thông tin mật về thương mại, tránh tham nhũng, chậm trễ không đáng có, tuân thủ những quy định cụ thể về giám định giá cả và tránh xung đột lợi ích.

Đặc biệt, các nước xuất khẩu là thành viên của WTO phải có nghĩa vụ không áp dụng một cách phân biệt đối xử luật lệ và quy định trong nước đối với những “người sử dụng dịch vụ”, công bố không chậm trễ các luật lệ và quy định về việc này và hỗ trợ về mặt kỹ thuật khi được yêu cầu.

Các quy tắc xuất xứ.

Các quy tắc xuất xứ là các tiêu chí được áp dụng để xác định nơi mà sản phẩm được sản xuất. các quy tắc này là yếu tố cơ bản đối với các luật lệ thương mại bởi vì có một số biện pháp dẫn đến sự phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu hạn ngạch, thuế quan, biện pháp ưu đãi, đại biện pháp chống bán phá giá, thuế đối kháng,…. các quy tắc xuất xứ cũng được dùng để thống kê thương mại và tạo các nhãn mác dán trên sản phẩm.

WTO có Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Hiệp định RO), hiệp định quy định một khuôn khổ để thống nhất về quy tắc xuất xứ không ưu đãi những nguyên tắc mà sẽ điều chỉnh thương mại quốc tế khi không có Hiệp định Thương mại tự do hay liên minh thuế quan. Hiệp định này thành lập Ủy ban về quy tắc xuất xứ và khuyến nghị sẽ có một hiệp định của WTO về quy tắc xuất xứ, được áp dụng cho các nước trừ một số ngoại lệ, chẳng hạn, các nước và khu vực thương mại tự do được phép áp dụng những quy tắc xuất xứ khác nhau đối với hàng hóa được trao đổi trong khối.

Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.

Đầu tư là vấn đề luôn được các nước quan tâm. Các biện pháp đầu tư liên quan hệ thương mại thường được nhiều nước áp dụng như là biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ thương mại trong nước. Luật thương mại quốc tế có nhiều quy định về vấn đề này. WTO có Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định Trims). Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho các biện pháp gây cản trở cho việc tiến hành các hoạt động thương mại hàng hóa, hiệp định thừa nhận một số biện pháp có thể gây hạn chế hoặc bóp méo thương mại hàng hóa. Hiệp định quy định không áp dụng những biện pháp phân biệt đối xử đối với người hoặc hàng hóa nước ngoài (tức là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của GATT) và làm hạn chế khối lượng hàng hóa lưu thông (trái với một số nguyên tắc khác của GATT).

Tác động của hàng rào phi thuế quan với hoạt động xuất khẩu Việt Nam

Thứ nhất, việc bảo hộ thương mại khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia tăng như kỳ vọng

Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với các vụ tranh chấp thương mại, đặc biệt các tranh chấp thương mại hiện nay đòi hỏi các bên liên quan phải có sự am hiểu về luật thương mại, các nguyên tắc thương mại, các án lệ; khả năng kiểm định, giám định sản phẩm còn hạn chế và giá thành kiểm định, giám định cao khiến cho sản phẩm của các DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật. Thêm vào đó, DN Việt Nam chưa nắm rõ thông tin về các biện pháp bảo hộ thương mại của các quốc gia nhập khẩu với những quy định khắt khe, tinh vi và luôn được thay đổi, bổ sung; trong khi điều kiện thực hiện đáp ứng các rào cản thương mại của Việt Nam còn rất kém, bảo hộ thương mại thực sự là thách thức lớn với xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng số lượng lao động có tay nghề cao lại rất ít và hiện nay, đang có sự chuyển dịch lao động lớn, do mức tiền lương công nhân quá thấp (chẳng hạn như ngành dệt may, da giày). Về trang thiết bị công nghệ, cho dù các DN Việt Nam trong thời gian gần đây đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, song nhìn chung so với một số nước khác cùng khu vực, trình độ công nghệ của DN nước ta còn chưa cao. 

Tác động hàng rào phi thuế quan đối với Việt Nam
Tác động hàng rào phi thuế quan đối với Việt Nam

Thứ hai, việc tham gia giải quyết các vụ kiện bảo hộ thương mại làm tăng chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp.

Các sản phẩm của Việt Nam bị điều tra PVTM khá đa dạng, tập trung nhiều ở các sản phẩm kim loại (thép, nhôm); nông, thủy sản (tôm, cá tra) và sợi. Một số biện pháp PVTM kéo dài hàng chục năm, kéo theo chi phí theo đuổi vụ việc tốn kém. Với thời gian kéo dài, thực tiễn các vụ kiện PVTM cho thấy, DN chịu nhiều chi phí và thiệt hại về thời gian.

Thứ ba, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện ồ ạt theo hiệu ứng dây chuyền.

Lý do khiến các vụ kiện PVTM đối với Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới là phần lớn các đối tác thương mại vẫn xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường (NME). Điều này thường dẫn đến kết quả là biên độ phá giá cao hơn, các bên tham gia quá trình điều tra phải bỏ thêm nhiều công sức và chi phí. Gần đây, một số nước, đặc biệt là các nước phát triển đang cố gắng tạo ra những rào cản mới gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động để hạn chế nhập khẩu.

Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan là gì?

Các nước thuộc thành viên WTO phải cùng nhau thống nhất thực hiện xóa bỏ hay giảm bớt các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế  để có thể dễ dàng hội nhập. Cụ thể như sau:

WTO quy định các nước thành viên phải xóa bỏ các rào cản phi thuế quan, bao gồm cả các rào cản có tính chất hành chính như hạn ngạch, giấy phép, hạn chế xuất khẩu tự nguyện và quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hóa để được tiêu thụ trong nước. Các quốc gia thành viên WTO cũng không được áp dụng biện pháp cấm nhập trừ trường hợp những hàng hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng và đời sống con người. WTO cũng ngăn cản các quốc gia sử dụng các rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước bằng Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS). Hai hiệp định này quy định những nguyên tắc và các công cụ để đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật của một quốc gia không tạo ra rào cản đối với tự do hóa thương mại giữa các quốc gia.

Các nước thành viên nên thực hiện xóa bỏ hàng rào phi thuế quan 
Các nước thành viên nên thực hiện xóa bỏ hàng rào phi thuế quan

Trên đây là bài viết mà VINA ACCOUNTING tổng hợp về những thông tin hàng rào phi thuế quan là gì cũng như những tác động mà nó đem lại. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, liên hệ ngay chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Xem thêm: