Hạn Ngạch Thuế Quan Là Gì? Những Nguyên Tắc Quan Trọng

Hạn ngạch thuế quan là thủ tục vô cùng quan trọng, được rất nhiều các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các tổ chức chuyên về xuất nhập sản phẩm, hàng hóa. Đây chính là biện pháp mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng vào số lượng, khối lượng và giá trị đối với những mặt hàng, hàng hóa trong việc xuất nhập khẩu. Liệu định nghĩa của hạn ngạch thuế quan là gì và ứng dụng của nó trong xuất/ nhập khẩu hàng hóa như thế nào, hãy cùng VINA ACCOUNTING tìm hiểu về những vấn đề một cách chi tiết nhất thông qua bài viết dưới đây nhé.

Hạn ngạch thuế quan là gì

Các luật về hạn ngạch thuế quan xuất/nhập khẩu đã được quy định cụ thể trong bộ Luật quản lý ngoại thương, đồng thời cũng giải nghĩa về hạn ngạch thuế quan như sau: “Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch”.

Hạn ngạch thuế quan xuất, nhập khẩu là gì
Hạn ngạch thuế quan xuất, nhập khẩu là gì

Từ quy định này cho thấy hạn ngạch thuế quan là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm xác định được thuế suất cụ thể đối với những hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu để quyết định thuế suất ưu đãi so với mức thuế ngoài hạn ngạch liên quan đến số lượng, khối lượng và giá trị của thể của hàng hóa.

Ví dụ, một mặt hàng Z được  sản xuất trong nước là 50.000 tấn, có nhu cầu tái sử dụng là 80.000 tấn thì 30.000 tấn đầu tiên nhập khẩu sẽ có thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn và 30.001 tấn sau sẽ có thuế suất nhập khẩu cao hơn.. Đây là một công cụ kiểm soát nhập khẩu được sử dụng ở nhiều quốc gia.

Một số nguyên tắc cần biết về chế độ của hạn ngạch thuế quan

Dưới đây là một số nguyên tắc được áp dụng trong hạn ngạch thuế quan mà các đơn vị, doanh nghiệp cần nắm rõ:

  • Áp dụng giấy phép nhập khẩu để được hưởng thuế suất nhập khẩu đối với các mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa nhập khẩu theo quy định.
  •  Đối với các mặt hàng nằm trong danh mục áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu không có giấy phép của Bộ Công Thương sẽ được áp dụng các mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên, riêng đối các mặt hàng thuốc lá với nguyên liệu nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan để sản xuất thuốc lá điếu sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
  •  Trong Luật cũng quy định về số lượng, khối lượng, trị giá các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu sẽ không tính vào lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm do Bộ Công Thương công bố.
  •  Đối tượng được cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hạn ngạch thuế quan bao gồm muối, thuốc lá nguyên liệu.
Một số nguyên tắc trong hạn ngạch thuế quan 
Một số nguyên tắc trong hạn ngạch thuế quan

Bên cạnh đó việc áp dụng hạn ngạch thuế quan trong nhập khẩu cũng đã được quy định rõ trong bộ Luật quản lý ngoại thương ở điều 21:

  • “Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  •  Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
  •  Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải đảm đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.”

Theo quy định trên, hạn ngạch thuế quan xuất khẩu được thực hiện theo các quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Tương tự như các biện pháp cấm xuất nhập khẩu, biện pháp hạn ngạch thuế quan áp dụng với các hàng hóa xuất nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng theo quy định đó.

Đối với số lượng và giá trị hàng hóa nhập khẩu được dùng để sản xuất hoặc gia công các mặt hàng xuất khẩu sẽ không bị áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu. 

Ai có trách nhiệm đưa ra các biện pháp hạn ngạch thuế quan?

So với các quy định về tạm ngừng xuất nhập khẩu thì thẩm quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan có sự khác biệt và mở rộng hơn. Đối với các biện pháp hạn ngạch thuế quan thì thẩm quyền được trao cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có hàng hóa thuộc thẩm quyền tự mình quyết định có áp dụng biện pháp hay không. Quy định này được cho là phù hợp và đảm bảo kịp thời, chính xác đối với từng mặt hàng xuất nhập khẩu.

Đối tượng nào được xem xét cấp Giấy nhập khẩu theo quy định hạn ngạch thuế quan?

– Mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu. Bộ Công Thương xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan.

– Mặt hàng muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối cho sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận. Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đề xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan.

Những mặt hàng được xem xét cấp Giấy nhập khẩu
Những mặt hàng được xem xét cấp Giấy nhập khẩu

 

– Mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm. Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đề xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan.

– Mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính. Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đề xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan.

Mục đích áp dụng hạn ngạch thuế quan

Áp dụng hạn ngạch thuế quan mang lại nhiều mục đích quan trọng. Cụ thể như sau:

  • Bảo vệ thị trường trong nước khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ hàng hóa cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài (thường có giá rẻ hơn, chất lượng và thương hiệu tốt hơn, hoặc cả 3 yếu tố này)
  • Điều chỉnh giảm thâm hụt cán cân thanh toán, bảo toàn tốt hơn nguồn ngoại hối của quốc gia.
  • Điều tiết thị trường, giảm bớt tiêu thụ với những dòng hàng không được khuyến khích tiêu dùng (thường là hàng xa xỉ).
Mục đích khi áp dụng hạn ngạch thuế quan 
Mục đích khi áp dụng hạn ngạch thuế quan

So sánh ưu và nhược điểm của hạn ngạch thuế quan

Bên cạnh đó, áp dụng hạn ngạch thuế quan cũng mang đến ưu điểm và nhược điểm cần kể đến như sau:

Ưu điểm

  • Hạn ngạch nhập khẩu đóng vai trò khuyến khích cho các nhà sản xuất hàng hóa địa phương. Ngay cả khi nhu cầu đối với nguyên liệu nhập khẩu tăng lên, hạn ngạch giúp giữ cho nhập khẩu ổn định.
  • Giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán. Nó giúp tiết kiệm ngoại tệ để chi trả vào thời điểm khi cần thiết.
Ưu và nhược điểm khi áp dụng hạn ngạch thuế quan
Ưu và nhược điểm khi áp dụng hạn ngạch thuế quan

Nhược điểm

  • Hạn ngạch, nếu không được quản lý nghiêm ngặt, có thể dẫn đến nhũng nhiễu, hối lộ các cán bộ phụ trách cấp giấy phép. 
  • Những người được cấp phép nhập khẩu có xu hướng tạo ra lợi nhuận độc quyền, làm giảm thêm phúc lợi của người tiêu dùng.
  • Các nước xuất khẩu làm như vậy có thể gây bất lợi cho họ và ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa hai nước.

Trên đây là bài viết mà VINA ACCOUNTING đã tổng hợp về những thông tin chi tiết hạn ngạch thuế quan. Hy vọng các đơn vị, doanh nghiệp sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để trả lời cho câu hỏi hạn ngạch thuế quan là gì cũng như biết thêm về ưu, nhược điểm của nó. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Xem thêm: