Cách Hạch Toán Tiền Thai Sản Chi Tiết, Chính Xác Nhất 2023

Chế độ thai sản là một trong số những chế độ quan trọng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nữ. Việc hạch toán tiền thai sản chính xác là yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần phải tuân thủ. Để biết thêm những thông tin chính xác, cập nhật mới nhất 2023 liên quan đến vấn đề này, bạn hãy theo dõi ngay bài viết chi tiết dưới đây của VINA ACCOUNTING nhé.

Tìm hiểu chung về chế độ thai sản là gì? 

Trong hệ thống luật lao động của Việt Nam, chế độ thai sản là những quy định pháp lý được áp dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tất cả những người tham gia bảo hiểm xã hội đều được hưởng chế độ thai sản, không phân biệt lao động nam hay nữ.

Chế độ này hỗ trợ cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, đối với lao động nam khi có vợ sinh con. Phần chi phí hỗ trợ được tính theo quy định của pháp luật cũng như mức bảo hiểm xã hội mà người lao động tham gia. Để hưởng chế độ, người tham gia lao động cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện theo đúng quy định pháp luật.

Chế độ thai sản người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật 
Chế độ thai sản người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật

Những điều kiện người lao động được hưởng chế độ thai sản

Về điều kiện được hưởng chế độ thai sản, người lao động cần đáp ứng những tiêu chí chính dưới đây:

Đối tượng được hưởng: Nếu người lao động thuộc một trong những đối tượng như lao động nữ mang thai, lao động sinh con, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi, người lao động nữ thực hiện các biện pháp triệt sản, lao động nữ mang thai hộ, lao động nam đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Về thời gian đóng bảo hiểm: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội với thời gian từ đủ 6 tháng trở lên (đối với thời gian 12 tháng trước khi sinh con/nhận nuôi con). Người lao động nữ sinh con đã đóng đủ BHXH từ đủ 12 tháng trở lên khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai.

Nếu người lao động đáp ứng đủ các quy định trên thì có thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được hưởng chế độ thai sản và những quyền lợi hợp pháp của mình. Nếu không đủ các điều kiện trên, người lao động sẽ không được hưởng chế độ này.

Điều kiện người lao động được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật 
Điều kiện người lao động được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật

Cách hạch toán tiền thai sản chi tiết nhất

Khi hạch toán tiền thai sản, người thực hiện cần nắm rõ những quy định của pháp luật đồng thời dựa trên từng trường hợp, chế độ khác nhau để tiến hành hạch toán. Cụ thể như sau:

Trường hợp trích bảo hiểm xã hội hàng tháng trừ tiền lương của nhân viên

Trong trường hợp trích bảo hiểm xã hội trừ vào lương của nhân viên, người thực hiện cần tiến hành xác định chế độ kế toán, bộ phận làm việc của nhân viên. Sau khi đã hoàn thiện việc kiểm tra thông tin, bạn thực hiện hạch toán theo cách thức dưới đây:

Nợ các TK 154, 622, 623, 627, 641, 642 (Trích chi phí SXKD của doanh nghiệp)

Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động (trừ tiền vào lượng của người lao động)

   Có TK 338 – Chi phí phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3385, 3386)

Hạch toán khi nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCD

Nợ TK 338 – Chi phí phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3385, 3386)

  Có TK 111, 112

Trường hợp tính tiền chế độ thai sản phải trả cho công nhân viên chức

Nợ TK 338 – Chi phí phải trả, phải nộp khác (3383)

    Có TK 334 – 3341 (Phải trả cho người lao động)

Trường hợp trả tiền trợ cấp cho công nhân viên chức

Nợ TK 334 – Số tiền trợ cấp người lao động được hưởng

    Có TK 111, 112

Trường hợp khi nhận được tiền của BHXH trả

Nợ TK 111, 112: Số tiền người lao động được nhận từ cơ quan bảo hiểm

    Có TK 3383: Tiền BHXH chi trả

Trong đó:

  • TK 3382: Chi phí công đoàn
  • TK 3383: Bảo hiểm xã hội
  • TK 3384: Bảo hiểm y tế
  • TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp
Cách hạch toán tiền thai sản theo từng trường hợp 
Cách hạch toán tiền thai sản theo từng trường hợp

Mức trợ cấp chế độ thai sản

Mức trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản được căn cứ theo luật bảo hiểm xã hội, theo đó đối với lao động nữ sinh con sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần cho mỗi cao. Mức trợ cấp bằng 2 lần lương cơ sở tại tháng sinh. Đối với lao động nam tham gia BHXH, mức trợ cấp bằng 23 lần mức lương cơ sở/tháng sinh cho mỗi con.

Trong trường hợp lao động nữ sau khi hưởng chế độ thai sản, sau 30 ngày đi làm nhưng sức khỏe chưa phục hồi thì lao oddojng sẽ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Thời gian phục hồi sức khỏe từ 5 – 10 ngày.

Phương thức tính tiền thai sản theo công thức dưới đây: Mức lương hưởng = (Mbq6t x 100% x L)

  • Mbq6t: Mức trung bình tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liên tiếp trước thời gian nghỉ việc.
  • L: Số tháng nghỉ việc do sinh con/nuôi con/nuôi con nuôi.

Người chồng có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ lương đầy đủ khi nghỉ làm, thời gian nghỉ được quy định:

  • Nghỉ 5 ngày làm khi vợ sinh thường 1 con
  • Nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần
  • Nghỉ 10 ngày khi sinh đôi, sinh ba trở lên mỗi con được nghỉ 3 ngày làm việc
  • Nghỉ 14 ngày khi vợ sinh đôi nhưng phải làm phẫu thuật.

Trong trường hợp được hưởng chế độ thai sản, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm bản sao của các giấy tờ như: giấy khai sinh của mẹ và con, giấy chứng tử trong trường hợp con/mẹ chết, giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, trích sao hồ sơ bệnh án, giấy ra viện,…Người thực hiện tiếp nhận và tiến hành hoàn thiện thủ tục để nộp cho đơn vị BHXH.

Mức tiền trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản 
Mức tiền trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin tổng hợp liên quan đến hạch toán chế độ thai sản, điều kiện và mức trợ cấp cho người lao động. Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào cần tư vấn, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với VINA ACCOUNTING để được tư vấn và giải đáp các câu hỏi chi tiết nhất nhé.

Xem thêm: