Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được dùng để phản ánh tình hình hoạt động cũng như làm căn cứ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh sau thuế trong doanh nghiệp vào năm tài chính hiện hành. Một vài câu hỏi được đặt ra liệu khái niệm của thuế TNDN là gì? Những đối tượng nào sẽ phải chịu thuế TNDN? Có những cách nào hạch toán thuế TNDN? Nếu chưa biết hãy để Vina Accounting mang đến câu trả lời về những vấn đề trên chi tiết nhất qua bài viết dưới đây nhé.
Thuế TNDN là gì?
Thuế TNDN là tên viết tắt của thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là loại thuế trực thu, được đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp gồm có: Thu nhập từ những hoạt động sản xuất hay kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng với các thu nhập khác tuân theo những gì pháp luật quy định.

Cách hạch toán thuế TNDN chi tiết
Nếu bạn vẫn chưa biết cách hạch toán thuế TNDN như thế nào, thì đừng lo lắng, dưới đây là những thông tin về vấn đề này mà chúng tôi đã tổng hợp, bạn có thể tham khảo ngay:
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Thuế TNDN hiện hành được áp dụng theo Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC ngày 14/09/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí của thuế TNDN hiện hành sẽ thể hiện giá trị của số thuế mà doanh nghiệp phải trả trong năm hiện tại. Chi phí thuế này được xác định trên cơ sở thuế suất thuế TNDN và thu nhập tính thuế TNDN trong năm hiện hành.

Thuế suất TNDN phổ thông từ ngày 01/01/2016 là: 20%.
Bên cạnh đó, việc thu nhập tính thuế sẽ có điều khác biệt so với lợi nhuận kế toán trước thuế được trình bày trong các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Theo quy định thì lợi nhuận kế toán trước thuế sẽ bao gồm: Các chi phí không được phép trừ theo pháp luật thuế TNDN, thu nhập được miễn thuế và không có bao gồm những khoản chuyển lỗ theo quy định.
Do đó để có thể phù hợp việc hạch toán thuế TNDN, những chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành sẽ được xác định theo công thức dưới đây:
- Thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp = (Lợi nhuận của kế toán trước thuế + Điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế – Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế) sau đó nhân với Thuế suất thuế TNDN hiện hành.
- Điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế: Đây thường là những khoản chi phí không được phép trừ theo Luật thuế TNDN trong năm của Doanh nghiệp;
Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế gồm:
– Thu nhập không chịu thuế: Lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của tiền, tương đương tiền, công nợ phải thu…
– Thu nhập miễn thuế: Cổ tức được chia …
– Các khoản chuyển lỗ (trong vòng 5 năm trở lại);
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Thuế TNDN hoãn lại là số thuế thu nhập mà các doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai, được phát sinh từ những việc sau:
- Ghi nhận số thuế thu nhập hoãn lại phải được trả trong năm;
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
Theo như quy định thì thuế TNDN hoãn lại phải trả được tính theo công thức sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm * Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Có thể thấy rằng việc các doanh nghiệp thực hiện ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả trong năm thông thường sẽ thực hiện với các nguyên tắc, cụ thể là sự bù trừ giữa khoản số thuế TNDN hoãn lại phải trả được phát sinh trong năm với số thuế TNDN hoãn lại đã được ghi nhận từ những năm trước thế nhưng năm nay ghi giảm.
Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo được nguồn thu ngân sách nhà nước và cũng thực hiện những chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước trong các hoạt động kinh tế, xã hội ở toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra thuế TNDN còn là một trong những khoản thuế mà các tổ chức kinh tế có trách nhiệm, nghĩa vụ phải đóng khi đi vào các hoạt động và sở hữu cho mình thu nhập tính thuế khi đã trừ hết những khoản được pháp luật cho phép là khoản chi phí mang tính hợp lý. Do vậy mà các doanh nghiệp đóng thuế tạo ra được nguồn thu cho nhà nước, còn tạo thêm các sân chơi cho cộng đồng doanh nghiệp trong những hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đối tượng chịu thuế TNDN
Những đối tượng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm có:
- Những doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
- Những doanh nghiệp nước ngoài sở hữu các cơ sở thường trú và có không sở hữu các cơ sở thường trú ở Việt Nam;
- Những tổ chức được thành lập theo Luật của hợp tác xã;
- Các đơn vị sự nghiệp được thành lập dựa theo pháp luật Việt Nam quy định;
- Các tổ chức khác có những hoạt động kinh doanh, sản xuất tạo ra thu nhập.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quy định
Thuế TNDN tạm tính theo quy định tính mỗi quý hoặc thuế TNDN phải nộp theo năm đều căn cứ tính theo những công thức sau đây:
- Thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp) bắt buộc phải nộp = (Thu nhập đã tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thu nhập đã tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – Thu nhập được miễn các khoản thuế – những khoản lỗ được kết chuyển theo như quy định.
- Thu nhập phải chịu thuế = Doanh thu của doanh nghiệp – các khoản chi phí được trừ + những khoản thu nhập phát sinh khác.

Và xác định theo Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, việc doanh thu được tính thuế TNDN sẽ được quy định rõ như sau:
– Doanh thu của doanh nghiệp chịu thuế chính là toàn bộ tiền bán hàng, gia công, cung ứng các dịch vụ kể cả có trợ giá, phụ trội phụ thu mà các doanh nghiệp được hưởng, và chi phí này không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.
– Thời điểm để xác định doanh thu chịu thuế đối với các sản phẩm hàng hóa bán ra được xem là thời điểm thích hợp để chuyển giao quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng các sản phẩm, hàng hóa cho người mua.
– Những khoản chi phí không được phép trừ bao gồm có: Những khoản chi không đáp ứng đủ những điều kiện của quy định, việc chi khấu hao TSCĐ (tài sản cố định) là một trong những trường hợp được nói trên.
Đối với những khoản chi phí được phép trừ thì ngoại trừ khoản chi phí không được trừ ra thì đa số chi phí được trừ nếu sẽ đáp ứng những điều kiện, ví dụ như là khoản chi trong thực tế phát sinh thêm, có liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất, của doanh nghiệp; Những khoản chi phí có đầy đủ hóa đơn và chứng từ hợp pháp căn cứ theo pháp luật quy định; Những khoản chi có hóa đơn thực hiện việc mua bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ từng lần đạt đến giá trị 20 triệu đồng trở lên thì khi thanh toán phải kèm chứng từ thanh toán và không được dùng tiền mặt.
Trên đây là bài viết về khái niệm hạch toán thuế TNDN cũng như hướng dẫn cách để tính toán những chi phí TNDN chi tiết nhất mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để ứng dụng trong cuộc sống. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, liên hệ ngay Vina Accounting để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Xem thêm: