Việc nộp phí thuế môn bài được xem là trách nhiệm bắt buộc của mọi tổ chức, doanh nghiệp hoặc thậm chí là một vài hộ kinh doanh, cá nhân. Để tuân thủ theo đúng luật pháp quy định về thuế, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và thực hiện đúng theo quy trình hạch toán thuế đầy đủ. Vậy hạch toán thuế môn bài là gì? Cùng VINA ACCOUNTING đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết sau.
Thuế môn bài là gì? Hạch toán thuế môn bài là gì?
Thuế môn bài hay còn được gọi là lệ phí môn bài được hiểu là một loại thế bắt buộc, các doanh có nghĩa vụ cần phải nộp mỗi năm được căn cứ dựa trên vốn điều lệ kê khai trên giấy phép kinh doanh. Đây là một khoản thuế phải nộp làm biến động “nợ có”, do vậy mà doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiệp vụ hạch toán cho khoản thuế này.
Hạch toán thuế môn bài là nghĩa vụ kế toán thực hiện áp dụng cho TK 33388 và TK 3339 được quy định trong thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC. TK 3338 phản ánh số tiền cần phải nộp, đã nộp hoặc còn thiếu về thuế bảo vệ môi trường, thuế môn bài cùng nhiều loại thuế khác. Cụ thể:
- TK 33381: Phản ánh số thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp, chưa nộp và còn phải nộp.
- TK 33382: Phản ánh số thuế nộp thay cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại thị trường Việt.

Bên cạnh đó theo nghị định 139/2016/NĐ-CP, thuế môn bài được đổi tên thành lệ phí môn bài và được phản ánh tại TK 3339. Do đó, thực hiện việc kế hoạch hạch toán, kế toán viên có thể sử dụng TK 3338 hoặc TK 3339.
Những đối tượng nào cần phải thực hiện việc nộp thuế môn bài năm?
Căn cứ vào quy định tại điều 2 nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC thì những ai nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,…tại điều 2 nghị định 139/2016/NĐ-CP ngoại trừ các đối tượng sau:
- Cá nhân và các hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu trở xuống.
- Cá nhân và nhóm cá nhân cùng các hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính.
- Cá nhân và các hộ gia đình sản xuất muối.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân và cá hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và các loại dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Điểm bưu điện văn hóa xã, liên hợp tác xã,.. Bao gồm cả chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.
- Các quỹ tín dụng nhân dân, văn phòng đại diện và các khu vực kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong khu vực các tỉnh miền núi. Địa bàn miền núi đều được xác định dựa theo quy định của ủy ban Dân Tộc.

Cách hạch toán thuế môn bài mới nhất 2023
Có thể nói việc hạch toán thuế môn bài là nghiệp vụ kế toán vô cùng quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Dựa vào thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC thì nghiệp vụ được thực hiện sẽ áp dụng cho TK 3338 và TK 3339. Khi đó kế toán có thể lựa chọn một trong các tài khoản nên dưới đây:
- TK 33381 – Số thuế cần phải nộp, số thuế chưa nộp và số thuế cần phải nộp trong tương lai.
- TK 33382 – Các loại số thuế cần phải nộp khác.
- TK 3339 – Phí và các loại lệ phí khác cần nộp.
Hạch toán thuế môn bài sau khi hoàn tất quá trình nộp tờ khai
Khi nộp tờ khai thuế môn bài thì cần phải hạch toán thuế môn bài sau khi đã nộp tờ khai. Dựa vào tờ khai cùng lệ phí môn bài đã nộp cho cơ quan thuế để hạch toán chính xác con số thuế cần phải nộp vào mỗi tài khoản.
Lưu ý: Để hạch toán chính xác cần phải xác định doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hoặc thông tư 20. Muốn kiểm tra chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng cần xác định quy mô của toàn bộ doanh nghiệp:
- Thông tư 133: Áp dụng cho các dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thông tư 200: Áp dụng cho các doanh nghiệp trong cả nước, cả lớn và nhỏ.
Khi nộp tờ khai thì cần thực hiện hạch toán thuế môn bài như sau:
Đối với đối tượng sử dụng thông tư 200:
- Nợ 6425: Thuế, lệ phí.
- Có TK 3338: Các loại thuế khác.
Đối với đối tượng sử dụng thông tư 133:
- Nợ 6422: Chi phí quản lý công ty, doanh nghiệp.
- Có TK 3338: Nhiều loại thuế khác.
Hạch toán thuế môn bài khi nộp tiền vào ngân sách
Dù doanh nghiệp có sử dụng Thông tư 133 hay Thông tư 200 thì trong quá trình nộp tiền vào ngân sách đều cần áp dụng một phương pháp hạch toán. Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách khi nộp đúng thời hạn, việc hạch toán thuế môn bài như sau:
- Nợ TK 3338: Những loại thuế khác.
- Có TK 111/ 112: Tiền gửi ngân hàng hay tiền mặt.

Hạch toán tiền nộp chậm thuế môn bài
Trong trường hợp có doanh nghiệp chậm nộp thuế môn bài thì đều sẽ bị xử phạt. Doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt của cơ quan thuế cần tiến hành hạch toán:
- Nợ TK 811: Các loại chi phí khác.
- Có TK 3339: Phí cùng các khoản lệ phí phải nộp khác.
Trong quá trình nộp tiền phạt vào ngân sách, dựa vào giấy nộp tiền thì cần tiến hành thực hiện:
- Nợ TK 3339: Phí cùng các loại lệ phí khác cần đóng.
- Có TK 111/ 112: Tiền mặt.
Khi kết chuyển vào cuối kỳ thì cần thực hiện kế toán:
- Nợ TK 911: Xác định kết quả của việc kinh doanh.
- Có TK 811: Các loại chi phí khác.
Thời hạn nộp thuế môn bài cho từng loại doanh nghiệp
Dưới đây là thời hạn nộp thuế môn bài đối với 2 loại doanh nghiệp chính tại Việt Nam. Đón đọc ngay nhé.
Loại doanh nghiệp hoạt động trọn năm dương lịch
Thời hạn nộp thuế môn bài cho loại doanh nghiệp này chậm nhất sẽ là ngày 30 tháng 1 hàng năm.

Loại doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện và các địa điểm kinh doanh khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ 4 kể từ lúc mới thành lập doanh nghiệp). Việc nộp lệ phí môn bài diễn ra như sau:
Trong trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất sẽ vào ngày 30 tháng 7 hàng năm.
Đối với trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong khoảng 6 tháng cuối năm thì hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất sẽ vào ngày 30 tháng 1 liền kề với năm kết thúc thời gian miễn.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất về hạch toán thuế môn bài mà VINA ACCOUNTING muốn gửi tới bạn. Mong rằng qua bài viết ngắn gọn này thì bạn đã nắm được cách hạch toán thuế môn bài theo cả 2 Thông tư là 133 và 200. Đừng bỏ qua các bài viết khác của VINA ACCOUNTING để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.
Xem thêm: