Hạch toán hàng nhập khẩu được hiểu như thế nào là chính xác? Đối với các doanh nghiệp giao thương quốc tế thì việc hạch toán hàng nhập khẩu là một khâu vô cùng quan trọng. Trong bài viết ngày hôm nay, Vina Accounting sẽ chia sẻ cho bạn đầy đủ các thông tin liên quan tới vấn đề này, cùng theo dõi ngay nhé.
Hạch toán hàng nhập khẩu được hiểu như thế nào?
Hạch toán hàng nhập khẩu là công việc bao gồm nhiều nghiệp vụ kế toán có liên quan tới các vấn đề của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu mà công ty, doanh nghiệp đã nhập về để phục vụ cho việc sử dụng hoặc tiêu thụ.

Quy định chung về tỷ giá hàng hóa nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu được mua về và vận chuyển qua hải quan. Chính vì thế mà khi hạch toán hàng nhập khẩu đặc biệt cần chú ý tới các vấn đề về tỷ giá được sử dụng.
Theo điểm 4, Điều 2 của Thông tư 26/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp khi phát sinh bất kỳ doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì đều cần phải quy đổi ngoại tệ và xác định tỷ giá như sau:
- Tỷ giá giao dịch thực tế để tính thu nhập là tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế đã mở tài khoản.
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại, nơi người nộp thuế mở tài khoản tại các thời điểm phát sinh các khoản giao dịch thanh toán ngoại tệ.
Các trường hợp cụ thể đã được nêu rõ tại điều 51, Thông tư 200/2014/TT-BTC, bao gồm:
- Khi phát sinh các khoản phí phải trả thì người bán hàng từ hoạt động nhập khẩu cần sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế.ngay khi phát sinh.
- Khi thanh toán cho người bán thì cần phải ghi theo tỷ giá ghi số thực tế đích danh cho mỗi nhà cung cấp.

Lưu ý:
- Với mỗi khoản phí cần trả có gốc ngoại tệ thì cuối kỳ doanh nghiệp cần phải đánh giá tại thời điểm báo cáo tài chính.
- Với các doanh nghiệp có phát sinh những khoản nợ phải trả theo nhiều dạng ngoại tệ khác nhau thì cần theo dõi chi tiết từng loại nguyên tệ.
Công thức tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?
Số thuế cần phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế x số tiền thuế trên đơn vị x Thuế suất nhập khẩu.
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế môi trường (nếu có) x Thuế suất GTGT.
Hướng dẫn hạch toán hàng hóa nhập khẩu chi tiết
Dưới đây là chi tiết các thông tin về hạch toán hàng hóa nhập khẩu mà bạn có thể tham khảo. Cụ thể:
Thanh toán trước số tiền mua hàng cho nhà cung cấp
Trong trường hợp bên mua thanh toán trước cho nhà cung cấp thì cần áp dụng tỷ giá ghi số thực tế (tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại, nơi thường xuyên phát sinh các khoản giao dịch) nếu có quyền ghi nhận tài sản hoặc chi phí kế toán.
Hạch toán cụ thể như sau:
- Khi bên mua thanh toán trước:
- Nợ tài khoản 331 – Các khoản phí cần phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế).
- Có các tài khoản 111, 112,… (tỷ giá giao dịch thực tế)
- Tại thời điểm hàng về
- Nợ tài khoản 152, 153, 211, 156,..
- Có tài khoản 331.
Ví dụ: Công ty B nhập khẩu 1 lô hàng có giá trị 20.000 USD.
- Ngày 2/6 công ty tiến hành thanh toán toàn bộ tiền hàng cho nhà cung cấp, tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại lúc này là 21.000 VNĐ.
- Ngày 7/7 hàng hóa về tới cảng.
Việc hạch toán diễn ra như sau:
Ngày 2/6:
- Nợ tài khoản 331: 20.000 x 21.000 = 420.000.000
- Có tài khoản 112: 20.000 x 21.000 = 420.000.000
Ngày 7/6:
- Nợ tài khoản 156: 20.000 x 21.000 = 420.000.000
- Có tài khoản 331: 20.000 x 21.000 = 420.000.000.

Thanh toán nhiều lần cho phía nhà cung cấp
Nếu khoản nợ người bán hàng bằng ngoại tệ thì cần phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế trong thời điểm phát sinh các giao dịch. Đặc biệt là đối với các khoản ứng trước cho bên phía nhà thầu hoặc người bán, giá trị ghi số thực tế của khoản tạm ứng được sử dụng nếu đáp ứng các điều kiện ghi nhận chi phí hoặc tài sản.
Thời điểm ứng trước:
- Nợ tài khoản 331 – Khoản phí cần trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)
- Có tài khoản 111, 112,..
Thời điểm nhận hàng:
- Nợ các tài khoản 152, 153, 211, 156,.. (Khoản tiền ứng trước x tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước + Tiền còn lại x tỷ giá thực tế khi nhận hàng)
- Có tài khoản 331 (Tiền ứng trước x tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước + tiền còn lại x tỷ giá thực tế khi nhận hàng)
Thời điểm thanh toán hết khoản nợ còn lại
- Nợ tài khoản 331 – Phải trả cho người bán (Tiền còn lại x tỷ giá thực tế khi nhận hàng)
- Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch).
- Có các tài khoản 111, 112,..
- Có tài khoản 515 – Doanh thu trong các hoạt động tài chính.
Thanh toán sau cho phía nhà cung cấp
Thời điểm nhận hàng
- Nợ tài khoản 152, 153, 211, 156,..
- Có tài khoản 331
Thời điểm thanh toán công nợ
- Nợ tài khoản 331 – Phải trả cho bên phía người bán (tỷ giá thực tế khi nhận hàng)
- Nợ tài khoản 635 – Khoản phí tài chính ( chênh lệch)
- Có các tài khoản 111, 112,.. (tỷ giá thực tế trong khi thanh toán).
- Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Trường hợp phát sinh thêm chi phí khác như: Vận chuyển, bên bãi,…
Thực hiện việc hạch toán như sau:
- Nợ các tài khoản 156, 152, 211, 153,..
- Nợ tài khoản 133
- Có tài khoản 111, 112, 331,..
Hạch toán các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Sau khi tiến hành hạch toán giá trị hàng hóa nhập khẩu thì cần quan tâm tới hạch toán các loại thuế có liên quan trên tờ khai hải quan như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Lưu ý:
- Cần hạch toán dựa trên tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan tính toán trước đó.
- Thuế phát sinh sẽ được tính luôn vào giá trị hàng nhập khẩu.
- Trường hợp các doanh nghiệp, công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: thuế GTGT đầu vào có thể được khấu trừ.
- Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT đầu vào được tính luôn vào giá trị hàng nhập khẩu.

Hạch toán thuế dựa trên tờ khai như sau:
- Nợ tài khoản 152, 153, 156 và 211.
- Có tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt (Nếu có).
- Có tài khoản 3333 – Thuế xuất nhập khẩu.
- Có tài khoản 333…(Các loại thuế khác nếu có)
Trường hợp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
- Nợ tài khoản 133
- Có tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ hoặc kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp:
- Nợ các tài khoản 152, 153,156, 211
- Có tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Quá trình nộp thuế:
- Nợ tài khoản 33312, tài khoản 3332, tài khoản 3333, tài khoản 33381.
- Có TK 111 và TK 112.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất mà Vina Accounting muốn gửi tới bạn về hạch toán hàng nhập khẩu. Đây là nghiệp vụ khá khó cần kế toán không ngừng học hỏi và thực hiện thường xuyên để thông thạo các nguyên tắc. Hy vọng bài viết ngắn gọn này đã cung cấp thêm cho bạn các kiến thức bổ ích.
Xem thêm: