Hạch toán doanh thu là một phần quan trọng trong công tác kế toán. Việc hạch toán cho doanh thu sẽ được quy định và thực hiện theo chế độ kế toán. Vậy hạch toán doanh thu có ý nghĩa gì và thực hiện như thế nào? Dưới đây là những thông tin mà Vina Accounting chia sẻ nhằm giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn.
Vì sao cần hạch toán doanh thu?
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp nên cần được theo dõi thường xuyên. Đồng thời cần phân tích doanh thu theo từng khía cạnh như: mặt hàng, thị trường, nhân viên kinh doanh,… Đặc biệt là cần hạch toán doanh thu để có cơ sở đánh giá, xem xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Hạch toán doanh thu sẽ được thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của “Chuẩn mực Kế toán” và “Chế độ kế toán” hiện hành.

Có thể nói hạch toán doanh thu chính là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp đánh giá và kịp thời đưa ra giải pháp hiệu quả. Cụ thể thì hạch toán cho doanh thu có những ý nghĩa như sau:
- Phản ánh liên tục, toàn diện và chính xác một cách hệ thống đối với việc chi tiêu của doanh nghiệp. Như chi phí vật tư, tiền vốn và các khoản phí dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lưu trữ các số liệu biểu thị quá trình vận động của dòng tiền trước, trong và sau khi sản xuất kinh doanh
- Dùng làm số liệu để cung cấp cho nhà quản lý, cơ quan chức năng về tính hai mặt của tài sản và nguồn vốn, chi phí và kết quả, tăng và giảm,…
- Ghi lại thông tin biểu thị quá trình sản xuất kinh doanh từ bước nhập nguyên vật liệu đến sản xuất cho tới bước tiêu thụ và thu hồi công nợ của một doanh nghiệp.
Cách hạch toán chi phí nhà ở, nhà xưởng hợp lý
Theo nguyên tắc thì việc hạch toán doanh thu hay hạch toán chi phí được nêu rõ ở Mục 3.5 Điều 57 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Trong đó, có quy định về hạch toán chi phí đối với các hoạt động cho thuê nhà ở, nhà xưởng.
Hạch toán doanh thu chưa thực hiện đối với tài sản cố định (TSCĐ), bất động sản (BĐS) theo phương thức cho thuê bằng tổng số tiền cho thuê TSCĐ/ BĐS đã thu và đã chia cho số kỳ thu tiền trước khi cho thuê TSCĐ/ BĐS. Ngoại trừ trường hợp doanh thu được ghi nhận 1 lần cho toàn bộ số tiền đã nhận trước.

Trên thực tế thì hợp đồng thuê nhà ở, nhà xưởng đều do bên cho thuê yêu cầu bên đi thuê thanh toán tiền thuê trước. Người đi thuê thường sẽ chi trả tiền thuê theo các kỳ hạn như: 1 tháng (trả đầu tháng), trả trước (theo tháng, theo quý hoặc theo năm).
Trong trường hợp này, kế toán phải ghi nhận số tiền trả trước như một khoản doanh thu chưa thực hiện. Cụ thể là hạch toán doanh thu vào Nợ TK 3387 đối với doanh thu chưa thực hiện.
Bên cạnh đó, còn có trường hợp bên cho thuê đồng ý bên đi thuê trả tiền thuê cuối tháng và thanh toán tiền sau khi xuất hóa đơn. Khi kế toán gặp trường hợp này thì hạch toán doanh thu vào tài khoản cung cấp dịch vụ là Có TK 511.
Trường hợp các hợp đồng cho thuê nhà xưởng, nhà ở đi kèm tiền đặt cọc 1 hoặc vài tháng tiền thuê. Kế toán cần theo dõi riêng tài khoản nhận tiền đặt cọc và hạch toán vào tài khoản như sau:
- Đối với doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán theo quy định của Thông tư số 200/2014/TT-BTC thì ghi vào TK 344.
- Đối với với doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán theo quy định của Thông tư số 133/2016/TT-BTC thì ghi vào TK 3386.

Khi hạch toán doanh thu hay chi phí cho thuê nhà xưởng và nhà ở cần tuân thủ theo Điều 79 của Thông tư 200/2014/TT-BTC. Cụ thể có những quy định và lưu ý như sau:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp không thu tiền thuê trước thì kế toán phải ghi doanh thu dịch vụ theo từng kỳ. Khi phát hành hoá đơn thanh toán tiền thuê, kế toán cần hạch toán doanh thu như sau:
- Số phải thu của khách hàng nếu chưa nhận được tiền ngay thì ghi Nợ TK 131
- Số phải thu của khách hàng nếu đã thu được tiền ngay thì ghi Nợ TK 111 hoặc TK 112
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ việc cho thuê ghi Có TK 511
- Thuế GTGT phải nộp thì ghi vào TK 3331
Trường hợp 2: Bên cho thuê thu trước tiền nhiều kỳ thì cần hạch toán doanh thu như sau:
- Tổng số tiền bên cho thuê nhận trước của bên đi thuê thì ghi Nợ TK 111 hoặc TK 112
- Doanh thu chưa thực hiện chưa bao gồm thuế GTGT ghi Có TK 3387
- Thuế GTGT phải nộp cần ghi Có TK 3331
Trường hợp 3: Hợp đồng cho thuê đã thu tiền trước không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn. Trong trường hợp này, khi hạch toán số tiền thừa phải trả cho khách hàng kế toán ghi:
- Doanh thu không tính thuế GTGT chưa thực hiện thì ghi Nợ TK 3387
- Thuế GTGT phải nộp sẽ ghi vào TK 3331
- Tổng số tiền trả lại cho khách hàng sẽ ghi Có TK 111, TK 112
Cách hạch toán doanh thu đối với bán hàng, cung cấp dịch vụ
Hạch toán doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ được thực hiện theo các quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC. Theo đó, kế toán có thể trực tiếp ghi giảm vào TK 511 đối với những khoản giảm trừ doanh thu mà không cần hạch toán qua tài khoản trung gian. Tùy vào từng trường hợp hay lĩnh vực cụ thể mà sẽ được hạch toán vào các TK 511 cấp 2.
- Tài khoản 5111 (Doanh thu bán hàng hoá): Dùng để thể hiện doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá đã bán trong các lĩnh vực như kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực,…
- Tài khoản 5112 (Doanh thu bán thành phẩm): Dùng để thể hiện doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm đã bán trong các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây lắp,…
- Tài khoản 5113 (Doanh thu cung cấp dịch vụ): Dùng để thể hiện doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành và đã cung cấp trong các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, kiểm toán, bưu điện, dịch vụ du lịch,….
- Tài khoản 5118 (Doanh thu khác): Dùng để thông tin doanh thu trong các hoạt động như nhượng bán/ thanh lý BĐS đầu tư, trợ giá của Nhà nước, các khoản trợ cấp,….

Cách hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm có 2 phương pháp, cụ thể là:
Phương pháp 1: Hạch toán doanh thu bằng phương pháp khấu trừ
- Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có thể ghi nhận doanh thu vào Nợ TK 131/ TK 111/ TK 112 và ghi Có TK 5111/ TK 333. Đồng thời, kế toán ghi giá vốn vào Nợ TK 632 và ghi Có TK 155/ TK 156.
- Khi doanh nghiệp chiết khấu thương mại hoặc giảm giá cho khách hàng thì ghi nhận vào Nợ TK 511/ TK 333 và ghi Có TK 131/ TK 111/ TK 112.
- Trường hợp nhận lại hàng bán do khách hàng trả thì doanh nghiệp có thể ghi giảm doanh thu là Nợ TK 511/ TK 333 và ghi Có TK 131/ TK 111/ TK 112. Đồng thời ghi giảm giá vốn là Nợ TK 156/ TK 155 và ghi Có TK 632.
- Đối với phương thức bán hàng theo trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu vào Nợ TK 131 và ghi Có TK 511/ TK 333/ TK 3387. Bên cạnh đó, kế toán cần ghi nhận giá vốn vào Nợ TK 632 hoặc ghi Có TK 155/ TK 156.
- Khi kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào cuối kỳ với phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp ghi Nợ TK 3387 hoặc ghi Có TK 515. Trường hợp nhận được tiền trả góp mỗi kỳ, ghi nhận vào Nợ TK 111/ TK 112 hoặc ghi Có TK 131. Còn nếu doanh nghiệp bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ thì ghi vào Nợ TK 511 hoặc ghi Có TK 911.
Phương pháp 2: Hạch toán doanh thu doanh nghiệp theo phương pháp trực tiếp
- Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp trực tiếp thì ghi nhận doanh thu tổng giá thanh toán vào Nợ TK 131/ TK 111/ TK 112 hoặc ghi Có TK 511. Khi ghi nhận giá vốn thì có thể ghi vào Nợ TK 632 hoặc ghi vào Có TK 155/ TK 156.
- Trường hợp có chiết khấu thương mại hay giảm giá khách hàng thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu vào Nợ TK 511 hoặc ghi Có TK 131/ TK 111/ TK 112. Đồng thời ghi giảm giá vốn vào Nợ TK 155/ TK 156 hoặc ghi Có TK 632.
- Khi doanh nghiệp nhận lại hàng do khách hàng trả lại thì ghi giảm doanh thu vào Nợ TK 511/ TK 333 hoặc ghi Có TK 131/ TK 111/ TK 112. Sau đó ghi giảm giá vốn vào Nợ TK 156/ TK 155 hoặc ghi Có TK 632.
- Kết chuyển doanh thu trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh thì ghi Nợ TK 511 và ghi Có TK 911.
Hạch toán doanh thu là một việc cần thiết và quan trọng trong công tác kế toán. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá tình tình hoạt động sản xuất kinh doanh và kịp thời có giải pháp hiệu quả. Theo dõi Vinaacounting.vn để biết thêm nhiều thủ thuật và phương pháp hữu ích trong kế toán nhé.
Xem thêm: