Điều kiện, quy định góp vốn thành lập công ty cổ phần

Để thành lập doanh nghiệp với loại hình công ty cổ phần, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện và quy định của cơ quan nhà nước như vốn góp, người sáng lập, bằng cấp… Trong bài viết dưới đây, Vina Accounting sẽ chia sẻ chi tiết những điều kiện cần biết để góp vốn thành lập công ty cổ phần cho bạn tham khảo.

I. Điều kiện để góp vốn thành lập công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần phải có vốn góp tối thiểu từ 3 thành viên đồng sáng lập (gọi là cổ đông sáng lập), có đầy đủ tư cách pháp nhân và không hạn chế số lượng thành viên tối đa.

Vốn điều lệ trong công ty cổ phần sẽ được chia làm các phần bằng nhau (gọi là cổ phần).

Luật Doanh nghiệp không có quy định rõ ràng về vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần, trừ những trường hợp mà ngành nghề đăng ký phải yêu cầu về vốn pháp định (vốn góp, vốn điều lệ).

Những đối tượng dưới đây không đáp ứng điều kiện góp vốn để thành lập công ty cổ phần:

  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Các đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các đoàn thể, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những đối tượng được cử làm đại diện ủy quyền làm nhiệm vụ quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác
  • Các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những đối tượng được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác

Các đối tượng khác bao gồm:

  • Người chưa thành niên
  • Đối tượng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất đi năng lực hành vi dân sự
  • Các tổ chức, doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
  • Các đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang thi hành án tù, người bị xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hoạt động kinh doanh,…
  • Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật về việc phá sản, phòng, chống tham nhũng
  • Các đối tượng khác theo quy định tại Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014

II. Hạn mức góp vốn để thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu?

Cá nhân, tổ chức được tự do quyết định mức vốn điều lệ cụ thể khi đăng ký thành lập công ty cổ phần. Việc xác định vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà công ty dự định hoạt động.

Đối với những ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật. Pháp luật không quy định về mức vốn tối đa,  nó còn phụ thuộc vào quyết định của công ty cũng như năng lực tài chính của mỗi cổ đông. Vào lúc đăng ký thành lập công ty, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán trên thị trường.

Góp vốn thành lập công ty cổ phần

III. Góp vốn thành lập công ty cổ phần cần những thủ tục gì?

Các cổ đông của công ty phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ trường hợp điều lệ của công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định khoảng thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc các cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

IV. Lưu ý cần nhớ trong trường hợp công ty không góp đủ vốn

  • Sau 90 ngày tính từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu chưa góp đủ vốn theo đăng ký ban đầu thì công ty cần phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ xuống trong vòng 30 ngày đối với công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, còn đối với công ty hợp danh thì các thành viên sẽ đăng ký thời hạn cam kết góp vốn cụ thể
  • Nếu sau thời hạn đó, doanh nghiệp vẫn không thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, thì có thể phải chịu mức phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ. Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm phải khắc phục hậu quả bằng cách đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn đã góp
  • Nếu doanh nghiệp không làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ thì có thể tiến hành làm thủ tục giải thể doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp với vốn điều lệ mới

Góp vốn thành lập công ty cổ phần

Trên đây là tất cả thông tin về vốn góp thành lập công ty cổ phần mà Vina Accounting muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ các quy định về vốn góp cũng như các thủ tục cần thiết để có thể thành lập công ty nhanh chóng, thuận lợi nhất.