Đánh giá rủi ro là một trong những kế hoạch bắt buộc phải có của doanh nghiệp, giúp kiểm soát và giải quyết các phát sinh nhanh chóng, hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra. Form mẫu đánh giá rủi ro trong bài viết dưới đây có thể giúp bạn trình bày một cách chuẩn xác nhất. Cùng tham khảo bài viết chi tiết sau của Vina Accounting ngay nhé.
Form mẫu đánh giá rủi ro là gì?
Form mẫu đánh giá rủi ro được thực hiện trong từng doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp hay tổ chức đều có cách viết riêng. Tuy nhiên về cơ bản, đây là một loại giấy tờ giúp ghi chép quá trình thực hiện công việc đánh giá và xử lý rủi ro. Khi thực hiện cần phải xác định loại rủi ro gây hại cho con người hay tài sản và lập ra các biện pháp phòng ngừa, xử lý, khắc phục kịp thời.
Mẫu báo cáo này cho phép ban giám đốc, lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp nắm bắt được những tình hình liên quan đến con người, tài sản của công ty đồng thời kiểm soát rủi ro một cách tốt nhất. Khi đó, doanh nghiệp mới có thể tránh được những mối nguy hiểm không đáng có, giám sát hỗ trợ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Vì sao cần sử dụng form mẫu đánh giá rủi ro?
Không phải ngẫu nhiên form mẫu đánh giá rủi ro được đánh giá cao và trở thành một phần không thể thiếu được trong báo cáo của nhiều doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ được tầm quan trọng của chúng trong sự phát triển chung của các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh:
Việc sử dụng form mẫu đánh giá rủi ro trước các hoạt động kinh doanh hay các kế hoạch sản xuất giúp thực hiện công tác đánh giá các nguy cơ có thể phát sinh trong quá trình gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Mỗi đợt thực hiện, người đánh giá đều cần báo cáo lại kết quả để đối chiếu và so sánh với form mẫu đánh giá đã lên từ trước.
Khi dùng form mẫu đánh giá rủi ro, những người lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có thể nắm bắt được thông tin, những nguy cơ và ưu điểm – nhược điểm chung của từng dự án, kế hoạch. Thông qua đó đề ra và phát triển các chiến lược, phương hướng tốt nhất để giúp tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro không cần thiết.
Form mẫu báo cáo rủi ro cũng là một trong những tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp báo cáo lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Từ đó cơ quan Nhà nước sẽ thực hiện các công việc quản lý và kiểm soát, nắm bắt tình hình doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Chính vì những lý do trên, bạn cần chú ý trong việc thực hiện viết form mẫu báo cáo chuẩn xác để có thể dễ dàng theo dõi. Thông thường việc viết mẫu báo cáo này phải được thực hiện trước khi tiến hành triển khai kế hoạch kiểm soát rủi ro.

Form mẫu đánh giá rủi ro mới nhất
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà form mẫu đánh giá rủi ro cũng có sự thay đổi và điều chỉnh. Thông thường form mẫu này sẽ được thực hiện dựa trên yêu cầu về an toàn, con người cũng như tài sản. Hiện nay có rất nhiều mẫu đánh giá bạn có thể tham khảo và áp dụng vào thực tế của doanh nghiệp. Trong đó có một số mẫu dưới đây:



Hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo rủi ro
Đối với form mẫu báo cáo rủi ro, bạn cần thực hiện viết chi tiết, rõ ràng từng đầu mục, đối tượng cũng như phương pháp xử lý. Khi đó người đọc mới có thể nhìn nhận và thông tin các vấn đề một cách đúng đắn nhất. Một mẫu báo cáo rủi ro hoàn chỉnh được tiến hành dựa trên hai mục là phần mở đầu và nội dung chính.
Phần mở đầu
Phần mở đầu của form mẫu đánh giá rủi ro cần có đầy đủ những thông tin dưới đây:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ: Trình bày như các văn bản giấy tờ khác, thực hiện theo đúng quy chuẩn chung trên các đơn từ, biên bản và báo cáo.
- Tên mẫu báo cáo: Thể hiện rõ ràng, chính xác, viết in hoa và căn chỉnh vào chính giữa của văn bản để làm nổi bật.
- Lời chào: Viết lời chào tới đơn vị cần báo cáo, viết chính xác tên đơn vị, tên người đọc nếu có, tránh viết thiếu, viết sai.
Phần nội dung chính
Trong phần nội dung chính của form mẫu rủi ro, bạn cần làm nổi bật những thông tin liên quan đến mục đích và các bước thực hiện. Cụ thể:
Mục đích đánh giá rủi ro: Mục đích của việc đánh giá rủi ro là gì? Tại sao các doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Những mục đích cụ thể thường là nhận diện mối nguy hiểm tiềm ẩn khi thực hiện dự án, công việc từ đó đánh giá được những rủi ro liên quan đến hai yếu tố chính là con người và tài sản.
Các bước tiến hành đánh giá rủi ro: Quy trình đánh giá rủi ro sẽ được tiến hành theo những bước cơ bản bao gồm 5 bước chính. Bao gồm: xác định mối nguy hiểm có thể xảy ra, xác định nạn nhân của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của chúng, xác định biện pháp thực hiện kiểm soát và xử lý rủi ro. Xác định người chịu trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm soát rủi ro, cuối cùng là ghi chép lại những phát hiện khi giám sát và rà soát đánh giá rủi ro.
Các số liệu chứng minh: Trong quá trình làm báo cáo đánh giá rủi ro, bạn cần chứng minh những số liệu cụ thể kể cả những nguy cơ tiềm ẩn. Việc dự đoán và đưa ra các số liệu liên quan có thể giúp đánh giá mức độ thấp, bình thường hay nghiêm trọng của vấn đề, từ đó đưa ra được phương án phù hợp nhất.

Những lưu ý khi viết mẫu đánh giá rủi ro
Khác với nhiều văn bản khác trong doanh nghiệp, việc viết mẫu đánh giá rủi ro cần phải lưu ý một số điểm chính dưới đây:
- Cần nêu rõ từng rủi ro, mức độ tác động cũng như những đối tượng chính chịu ảnh hưởng từ rủi ro đó. Bên cạnh đó là đề xuất các phương án khắc phục đối với từng vấn đề để người đọc có cho mình cái nhìn tổng quan nhất.
- Các mục trình bày phải khoa học, rõ ràng và có tính nhất quán, đặc biệt cần có các số liệu chứng minh đi kèm để khẳng định cơ sở của bản đánh giá cũng như đúng với quy định đề ra của từng doanh nghiệp.
- Mẫu đánh giá rủi ro cần sự chuyên nghiệp, do đó các vấn đề về chính tả, câu từ, quốc hiệu – tiêu ngữ, tên người đọc, tên doanh nghiệp,…cần đảm bảo chính xác tuyệt đối. Khi những thông tin này bị sai sẽ khiến cho bản đánh giá rủi ro bị đánh giá thấp.
- Đánh giá rủi ro cần được thực hiện vào thời điểm trước khi đề xuất và đưa ra kế hoạch chi tiết. Do đó bạn cần phải tiến hành hoạt động phân tích, thu thập và hoàn thiện để đính kèm với bản kế hoạch thực hiện khi trình lên bộ phận quản lý, ban giám đốc.

Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về form mẫu đánh giá rủi ro, cách viết chi tiết và lưu ý liên quan. Bạn hãy tham khảo để có cho mình một bản đánh giá hoàn chỉnh, phù hợp và chuyên nghiệp nhất. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Vina Accounting để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhé.
Xem thêm: