FCFF Là Gì? Công Thức Tính FCFF Cho Doanh Nghiệp 2023

Fcff là gì được hiểu là dòng tiền thuần của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là thước đo lượng tiền mặt sau khi hạch toán chi phí đầu tư, xây dựng hoặc thiết bị của một doanh nghiệp. Theo đó, fcff có thể được sử dụng để chia cổ tức, giảm nợ hoặc dùng vào mục đích khác. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây của Vina Accounting.

FCFF là gì?

FCFF là gì và viết tắt của cụm từ nào? FCFF được hiểu là dòng tiền thuần của doanh nghiệp và là viết tắt của cụm từ “Free Cashflow for the firm”. Có thể hiểu đơn giản rằng, fcff là dòng tiền dành cho các nhà cung cấp vốn như chủ nợ, cổ đông, nhà đầu tư,….Ngoài ra, cũng có thể hiểu fcff chính là dòng tiền tự do không bị hạn chế.

Dòng tiền này đại diện cho dòng tiền thặng dư có sẵn cho một doanh nghiệp (nếu không có nợ). Yêu cầu để tính FCFF chính là phải có lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sau thuế (NOPAT). Khoản lợi nhuận ròng có thể tính bằng công thức: NOPAT = (Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động – Giá vốn hàng bán) × (1 – Thuế suất).

Định nghĩa fcff là gì và viết tắt của cụm từ nào?
Định nghĩa fcff là gì và viết tắt của cụm từ nào?

Bản chất của fcff là thể hiện dòng tiền có sẵn để phân phối từ các hoạt động của doanh nghiệp. Dòng tiền này được xác định sau khi vốn lưu động và chi phí đầu tư được hạch toán và thanh toán. Về cơ bản fcff là thước đo lợi nhuận của doanh nghiệp và là cơ sở để so sánh và phân tích tình hình tài chính.

Công thức xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp – FCFF là: [Lợi nhuận trước thuế và lãi vay × (1 – t%) + Khấu hao] – [Đầu tư mới tài sản cố định + Thay đổi vốn lưu động]. Trong đó, lợi nhuận trước thuế và lãi vay viết tắt là EBIT được tính bằng công thức: EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động – Giá vốn hàng bán.

Tầm quan trọng của việc xác định nguồn tiền trong doanh nghiệp

Dòng tiền tự do hay dòng tiền thuần của doanh nghiệp là một trong những khái niệm quan trọng khi định giá cổ phiếu. Giá của một cổ phiếu được hiểu đơn giản là tổng các dòng tiền trong tương lai của nó khi được đưa vào đơn vị tiền tệ đô la. Theo đó, việc tính toán các dòng tiền tự do mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Vậy tầm quan trọng của fcff như thế nào? Ý nghĩa của việc xác định fcff là gì cụ thể như sau:

Dựa vào dòng tiền tự do fcff sẽ xác định được giá trị của một doanh nghiệp. Trong đó, bao gồm cả giá trị của chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu. Khi tính giá trị của chủ sở hữu thì chỉ cần trừ đi phần vốn đã vay nợ. Lưu ý, khi chiết khấu dòng tiền fcff cần áp dụng WACC – chi phí sử dụng vốn bình quân.

Tầm quan trọng đối với việc xác định fcff là gì
Tầm quan trọng đối với việc xác định fcff là gì

Việc xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp còn là cơ sở để điều chỉnh chính sách tài chính. Ví dụ, nếu FCFF < 0, tức là dòng tiền do hoạt động tạo ra không đủ. Từ đó không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư mới vào tài sản cố định và sự tăng thêm của vốn lưu động thuần. Khi đó, huy động thêm nguồn vốn mới (vốn vay hoặc vốn cổ phần) sẽ tài trợ cho phần thâm hụt này. Hoặc điều chỉnh lại chính sách đầu tư vốn theo hướng giảm bớt nhu cầu đầu tư để xử lý thâm hụt.

Trường hợp FCFF > 0 có nghĩa là dòng tiền tạo ra đáp ứng được nhu cầu đầu tư nhưng vẫn còn dư thừa. Lúc này, doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh chính sách vay nợ theo hướng giảm bớt nợ. Hoặc điều chỉnh tăng mức chi trả cổ tức cho cổ đông đối với các chính sách cổ tức.

Công thức tính FCFF cho doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu công thức tính fcff là gì thì ta cần biết quá trình hình thành của fcff. Cụ thể thì dòng tiền tự do fcff hình thành sau khi khấu trừ đi dòng tiền thuần cần chi trả và đầu tư.

Công thức chung để tính dòng tiền thuần là: Dòng tiền thuần = Dòng tiền chảy ra – Dòng tiền chảy vào.

Trong đó, dòng tiền chảy vào doanh nghiệp khi công ty bán sản phẩm của mình. Hay còn được gọi là doanh thu hay được hiểu là doanh số bán hàng. Dòng tiền chảy ra là khoản tiền để thanh toán chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể là dùng để chi trả tiền lương, tiền thuế, tiền thuê nhà,… Sau khi đã thanh toán các khoản chi thì những khoản tiền còn lại có thể sử dụng để tái đầu tư.

Dòng tiền tự do fcff hình thành như thế nào?
Dòng tiền tự do fcff hình thành như thế nào?

Thực tế thì các công ty phải liên tục đầu tư vào chính nó để tiếp tục hoạt động kinh doanh, sản xuất. Các tài sản ngắn hạn bao gồm hàng tồn kho, vốn lưu động đã sử dụng hết. Các tài sản dài hạn như nhà máy, tòa nhà, thiết bị,… Những tài sản này đều cần phải sửa chữa, mở rộng và bổ sung vào để duy trì hoạt động của công ty.

Nếu công ty còn thừa lại tiền sau khi đã thanh toán các loại chi phí và tái đầu tư thì được gọi là dòng tiền tự do – FCFF. Để tính toán dòng tiền tự do fcff thì có thể chọn 1 trong 4 công thức sau đây:

  • FCFF = [(NI + Int + NCC) × (1 – T)] – [(Inv LT) – (Inv WC)]
  • FCFF = [(Int + CFO) × (1 – T)] – (Inv LT)
  • FCFF = [[EBIT × (1 – T)] + Dep] – (Inv LT – Inv WC)
  • FCFF = [EBITDA × (1 – T)] + (Dep × T) – (Inv LT – Inv WC)
Công thức tính fcff là gì?
Công thức tính fcff là gì?

Trong đó:

  • NI – thu nhập ròng của doanh nghiệp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời thể hiện thu nhập được tính sau thuế, khấu hao, chi phí lãi vay và việc trả cổ tức ưu đãi.
  • NCC – các khoản phí không chi trả bằng tiền mặt
  • Int – lãi ròng vì tiền lãi được khấu trừ thuế
  • T – thuế suất mà doanh nghiệp phải chi trả
  • Inv LT – các khoản đầu tư vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp
  • Inv WC – khoản đầu tư vào vốn lưu động của doanh nghiệp
  • CFO – dòng tiền của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh
  • Dep – khấu hao

FCFF là gì được định nghĩa là dòng tiền thuần của doanh nghiệp với tên tiếng Anh là Free cash flow to the firm. Dòng tiền này được tạo ra từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi những khoản đầu tư cần thiết. Thông qua những nội dung trên, bạn đã biết fcff là gì và tính như thế nào rồi đúng không nhỉ? Theo dõi vinaaccounting.vn để biết thêm nhiều kiến thức về kế toán cực hữu ích nhé.

Xem thêm: