Đơn vị dự toán là gì? Phân loại đơn vị dự toán? Đây là những câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm và chú ý. Để mọi người có cái nhìn chính xác nhất về khái niệm này, VINA ACCOUNTING sẽ gửi tới bạn một số các thông tin quan trọng ngay trong bài viết ngắn gọn dưới đây. Cùng tham khảo ngay nhé.
Căn cứ pháp lý – Đơn vị dự toán là gì?
Dưới đây các thông tin khái quát về đơn vị dự toán. Cụ thể
Căn cứ pháp lý
- Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
- Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
- Thông tư 342/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định 163/2016/NĐ-CP.
- Thông tư 99/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.
- Thông tư 185/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.
Đơn vị dự toán là gì?
Đơn vị dự toán là một bộ phận cấu thành của một cấp ngân sách. Cấp ngân sạch sẽ tiến hành quản lý đơn vị quản lý và sử sử dụng thông qua việc phân bổ, giao dự toán. Luật Ngân sách của nhà nước vào năm 2015 đã quy định rõ về đơn vị dự toán như sau: “Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.” – Thuộc khoản 10 Điều 4.

Như vậy bạn có thể hiểu đơn vị dự toán đơn giản là các tổ chức được giao nhiệm vụ dự toán ngân sách. Những đơn vị dự toán này được cấp một khoản kinh phí hoạt động theo từng năm. Đồng thời được nhà nước trao cho quyền phân phối và sử dụng các khoản tiền mà ngân sách nhà nước cung cấp.
Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị dự toán là gì?
Đơn vị dự toán có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện những công việc sau đây:
- Tổ chức việc lập dự toán thu chi ngân sách trong một phạm vi nhất định được giao.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi các khoản ngân sách được giao, nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phí cần phải nộp theo ngân sách quy định của pháp luật. Chi đúng chế độ, đúng mục đích và đúng đối tượng.
- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện thu chi các khoản ngân sách tại các đơn vị trực thuộc.
- Quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước tại đơn vị theo đúng mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả.
- Chấp hành đúng chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước, báo cáo tiến độ tình hình quyết toán và thực hiện các ngân sách theo chế độ quy định.
Phân loại đơn vị dự toán
Căn cứ vào phân loại: Mối quan hệ với ngân sách nhà nước bất kể trực tiếp hay gián tiếp sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đơn vị dự toán sẽ được chia thành từng cấp như sau:
Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có tên trong phần mục lục bao gồm ngân sách các cấp, bao gồm các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thuộc vào diện ngân sách nhà nước được cấp kinh phí hoạt động, các cơ quan ngang sở, ban ngành,.. đối với ngân sách địa phương.
Các trách nghiệm của đơn vị dự toán cấp I được pháp luật quy định cụ thể như sau:
- Kết thúc kỳ kế toán của năm các đơn vị dự toán cấp I cần phải tiếp nhận, lập và gửi các báo cáo theo quy định.
- Đơn vị dự toán cấp I quy định rõ thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo tài chính tổng hợp của các đơn vị kế toán cấp dưới để có thể đảm bảo thời gian tổng hợp và nộp các báo cáo về cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo đúng quy định đã đề ra.
- Thủ trường của các đơn vị dự toán cấp I cần phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, nội dung cùng hình thức của các biểu mẫu báo cáo đã tổng hợp theo đúng quy định.

Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị dự toán trung gian giữa 2 đơn vị là dự toán cấp I và dự toán cấp III. Đơn vị dự toán cấp II chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác kế toán cùng quyết toán ngân sách của đơn vị, quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo đúng quy định.
Đơn vị dự toán cấp II được xem là đơn vị cơ sở của hệ thống đơn vị dự toán, nhận hạn mức kinh phí thông qua những đơn vị dự toán cấp I hoặc đơn vị dự toán cấp II. Nếu không có đơn vị dự toán cấp III trực thuộc thì các đơn vị dự toán cấp II đồng thời cũng sẽ là đơn vị dự toán cấp III.
- Đơn vị dự toán cấp II có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các công việc kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể. Khi mà chỉ tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định.
Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về đơn vị dự toán là gì. Cùng tham khảo ngay nhé.
Nhiệm vụ của đơn vị dự toán ngân sách là gì?
Đơn vị dự toán ngân sách có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tổ chức việc lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi được giao.
- Tổ chức và thực hiện dự toán thu chi ngân sách được giao nộp đúng thời hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, chi phí đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách của các đơn vị đang trực thuộc.
- Quản lý và sử dụng các tài sản của Nhà nước tại đơn vị đúng mục đích, đúng chế độ và đạt được hiệu quả.
- Chấp hành đúng các chế độ kế toán, hệ thống của nhà nước, báo cáo tình hình thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách theo chế độ quy định được đặt ra.

Đơn vị dự toán cấp I sẽ bao gồm những cơ quan nào?
Đơn vị dự toán cấp I sẽ bao gồm các bộ, ngành cùng các ban tổ chức tương đương tại trung ương, cơ sở, ban ngành và các đơn vị tương đương với thuộc cấp tỉnh, các đơn vị cấp phòng tương đương với thuộc đối tượng cần phải lập và nộp báo cáo tài chính tổng hợp cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo đúng quy định.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan tới vấn đề đơn vị dự toán là gì mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng sau khi đón đọc bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm cũng như quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị dự toán. Nhớ đón đọc thêm các bài viết mới nhất của VINA ACCOUNTING để có thêm các kiến thức bổ ích nhé.
Xem thêm: