Đối Tượng Kế Toán Là Gì? Vai Trò Và Phân Loại Đối Tượng Kế Toán

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, các loại tài sản trong doanh nghiệp sẽ thường xuyên bị biến đối. Điều này dẫn đến việc đối tượng kế toán cũng sẽ khác nhau. Để đánh giá và quản lý tình hình tài chính tốt, doanh nghiệp cần xác định và theo dõi các đối tượng kế tượng của mình. Bài viết này của Vina Accounting sẽ giúp bạn trả lời câu lời đối tượng kế toán là gì, chúng có vai trò như thế nào trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Đối tượng kế toán là gì?

Đối tượng kế toán được hiểu là tất cả loại tài sản, nguồn hình thành và sự vận động, biến đổi của chúng trong quá trình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Khi nhắc đến nó, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hai mặt là tài sản và nguồn vốn. Kế toán cần theo dõi và ghi chép các thay đổi của tài sản, phân tích và trình bày thông qua dữ liệu để giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác và có hiệu quả nhất

Đối tượng kế toán gồm toàn bộ tài sản và nguồn vốn của công ty
Đối tượng kế toán gồm toàn bộ tài sản và nguồn vốn của công ty

Vai trò của kế toán

Việc cập nhật liên tục, chính xác số lượng của từng loại tài sản giúp cho hiệu quả của công tác quản lý doanh nghiệp được nâng cao. Từ hai nguồn tài sản chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, được vận động thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán viên sẽ có nhiệm vụ phản ánh những đối tượng của kế toán để thể hiện được sự hình thành và biến động của dòng tiền trong đơn vị tổ chức.

Cách xác định đối tượng kế toán 

Khi một doanh nghiệp hình thành và phát triển, kế toán là công cụ bắt buộc phải có. Đội ngũ kế toán viên cần đảm bảo theo dõi tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn liên tục để hỗ trợ công tác quản lý của doanh nghiệp. Những con số chính xác, minh bạch sẽ phản ánh rõ toàn bộ tài sản và sự biến động của tài sản. Một cách nói chính xác hơn, toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đều có thể biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, đó chính là đối tượng mà kế toán cần phải xác định và phản ánh.

Xác định đối tượng kế toán đầy đủ và chính xác giúp công ty quản lý tốt tài chính
Xác định đối tượng kế toán đầy đủ và chính xác giúp công ty quản lý tốt tài chính

Các loại đối tượng kế toán phổ biến

Dưới đây là những dạng đối tượng kế toán thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo. Chúng được căn cứ và liệt kê bởi Luật kế toán năm 2015.

Đối tượng kế toán sử dụng ngân sách nhà nước

Đối tượng kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thường xuất hiện trong lĩnh vực này
Đối tượng kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thường xuất hiện trong lĩnh vực này

Đây là đối tượng kế toán đầu tiên cần được xét đến. Chúng bao gồm các thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi; hoạt động, thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:

  • Tiền bạc, vật tư và tài sản doanh nghiệp cố định;
  • Nguồn kinh phí, quỹ đầu tư;
  • Các khoản thanh toán trong và ngoài thuộc đơn vị kế toán;
  • Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi trong quá trình hoạt động
  • Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
  • Đầu tư tài chính, tín dụng từ ngân sách nhà nước;
  • Nợ và xử lý nợ công trong doanh nghiệp;
  • Tài sản công của đơn vị;
  • Tài sản, các khoản phải thu và nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán của đơn vị.

Đối tượng kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước

Đối tượng kế toán này bao gồm tài sản của đơn vị, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác cũng được nhắc đến trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, không thể thiếu các khoản thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước. Cuối cùng đến kết quả tổng hợp và phân tích hoạt động kinh doanh; tài sản, các khoản phải thu và nghĩa vụ phải trả khác.

Đối tượng kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước cũng là một dạng phổ biến
Đối tượng kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước cũng là một dạng phổ biến

Đối tượng kế toán trong kinh doanh

Trong lĩnh vực kinh doanh, đối tượng kế toán có rất nhiều yếu tố phức tạp. Trước hết là tài sản cố định bao gồm: như bất động sản, tòa nhà, mặt bằng máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển. Tiếp theo là các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản tiền mặt và các tài sản khác, các tài sản mà chúng có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

Kế đến là các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Kể cả các khoản nợ ngắn hạn hay dài hạn, vốn chủ sở hữu và các khoản phân phối lợi nhuận của đơn vị kinh doanh.

Thứ ba, các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác. Bao gồm tập hợp các khoản doanh thu từ các hoạt động kinh doanh chính, và tính cả các khoản thu nhập, chi phí kinh doanh phát sinh từ các hoạt động khác và các khoản chi phí khác.

Thứ tư, các khoản nộp ngân sách nhà nước và thuế. Các khoản thuế là nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Thế nên nó cũng sẽ là một trong những đối tượng mà kế toán cần phải quan tâm. Bao gồm các khoản thuế, lệ phí, các khoản bảo hiểm xã hội và các khoản khác liên quan đến ngân sách nhà nước cần phải nộp của doanh nghiệp.

Thứ năm, không thể thiếu đó là kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh, nó đến từ các khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ do các hoạt động kinh doanh và cách phân phối nguồn lợi nhuận bởi các chủ sở hữu.

Cuối cùng là tài sản và các nguồn thu, chi thuộc về đơn vị kế toán. Chúng bao gồm tài sản đến từ các khoản phải thu từ các khách hàng, các khoản nợ phải trả và nghĩa vụ phải thực hiện của đơn vị kinh doanh.

Đối tượng kế toán trong kinh doanh khá phức tạp
Đối tượng kế toán trong kinh doanh khá phức tạp

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động bảo hiểm, chứng khoán

Đó là các đối tượng kế toán trong các hoạt động tài chính (được liệt kê gồm các ngành như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính) được quy định tại luật kế toán số 88-2015-QH13.

  • Các khoản đầu tư về tài chính và tín dụng
  • Các khoản thanh toán thuộc các đơn vị kế toán
  • Các khoản cam kết, bảo lãnh và giấy tờ có đơn giá.
Các đối tượng kế toán có thể liên quan đến hoạt động tài chính, chứng khoán
Các đối tượng kế toán có thể liên quan đến hoạt động tài chính, chứng khoán

Lời kết

Như vậy, bạn đã nhận được câu trả lời cho câu hỏi đối tượng kế toán là gì cùng thông tin liên quan đến đối tượng kế toán. Hy vọng bài viết của Vina Accounting sẽ hỗ trợ bạn xác định được những đối tượng thuộc phạm vi doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thêm các kiến thức kế toán tại các bài viết khác của Vina Accounting. Hãy đăng ký nhận thông báo ngay bây giờ để không bỏ lỡ các nội dung mới bổ ích nhé!

Xem thêm: