Trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào, đối tượng kế toán luôn là phần cần được kế toán phản ánh một cách chính xác và cụ thể nhất. Vậy đối tượng của kế toán là gì? Cách phân loại và xác định đối tượng kế toán như thế nào? Bài viết sau đây của Vina Accounting sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về đối tượng kế toán.
Đối tượng của kế toán luôn cần được phản ánh chính xác và cụ thể
I. Đối tượng kế toán là gì?
Đối tượng kế toán được định nghĩa là quá trình hình thành và biến động của toàn bộ tài sản thuộc doanh nghiệp cần được kế toán phản ánh, quản lý trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Đối tượng kế toán được chia thành 2 phần tồn tại song song, bao gồm tài sản và nguồn vốn.
II. Hướng dẫn cách xác định đối tượng kế toán
Kế toán là một hoạt động đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Đây là công cụ bắt buộc phải có trong công tác quản lý của bất kỳ công ty nào. Nhiệm vụ của kế toán viên đó là thực hiện các công tác kế toán trọn gói hiệu quả, theo dõi liên tục sự biến động của các đối tượng gồm sản và nguồn vốn liên tục, nhằm hỗ trợ cho quá trình quản lý của doanh nghiệp.
Đối tượng của kế toán sẽ được phản ánh ở những giai đoạn bao gồm: Sự hình thành và biến động. Toàn bộ tài sản và sự biến động của nó đều có thể được phản ánh bằng các con số một cách chính xác và minh bạch. Nói cách khác, toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty đều có thể được biểu hiện dưới dạng tiền tệ.
Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đều có thể biểu hiện dưới dạng tiền tệ
Tài sản của một doanh nghiệp luôn bao gồm 2 loại, đó là tài sản hữu hình và tài sản vô hình:
- Tài sản hữu hình: Nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị, công cụ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phương tiện vận tải,…
- Tài sản vô hình: Quyền thương mại, nhãn hiệu, sáng chế, hợp đồng tách biệt khỏi tài sản, cổ phiếu, cổ phần,…
Nguồn gốc của các tài sản trên hình thành chủ yếu từ 2 nguồn đó là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động, 2 loại tài sản này sẽ hình thành và vận động thường xuyên. Do vậy, kế toán viên cần cập nhật đầy đủ, chính xác số hiệu của từng loại tài sản để công tác quản lý của doanh nghiệp được hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- [Giải đáp] Doanh nghiệp bắt buộc phải có kế toán trưởng
- Hướng dẫn các bước định khoản kế toán đơn giản, dễ hiểu
III. Phân loại đối tượng kế toán
Luật Kế toán số 88/2015/QH13 có quy định về các loại đối tượng kế toán cụ thể như sau:
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, sự nghiệp, hành chính; hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm:
- a) Tiền, vật tư và tài sản cố định
- b) Nguồn kinh phí, quỹ
- c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán
- d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động
đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước
- e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước
- g) Nợ và xử lý nợ công
- h) Tài sản công
- i) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này.
Các loại của đối tượng kế toán
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại khoản 4 Điều này, bao gồm:
- a) Tài sản
- b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- c) Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác
- d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh
- e) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, bao gồm:
- a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này
- b) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng
- c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán
- d) Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến khái niệm, cách xác định và phân loại đối tượng của kế toán. Nếu bạn còn câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ ngay với Vina Accounting qua số hotline 0901 22 73 88 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.