Trong những hoạt động về kinh doanh, khái niệm doanh số là gì, lợi nhuận doanh thu và một số chi phí,… đều là những thứ mà các nhà quản trị phải nắm rõ và thuộc nằm lòng. Việc này sẽ giúp họ có thể đưa ra các chiến lược sao cho phù hợp trong từng giai đoạn trên thị trường. Trong đó sự gia tăng doanh số và cách tăng trưởng doanh thu luôn là các mục tiêu được doanh nghiệp tìm kiếm, chú trọng hàng đầu. Vậy sự khác biệt giữa hai khái niệm đó là gì? Có những cách nào để gia tăng doanh số lẫn doanh thu? Hãy để Vina Accounting bật mí các thông tin đó trong bài viết sau đây nhé.
Doanh số là gì?
Để trả lời cho câu hỏi doanh số là gì, chúng ta có thể hiểu như sau: Doanh số bán hàng được xem là toàn bộ số lượng dịch vụ hay sản phẩm của một doanh nghiệp được bán ra trong khoảng thời gian cụ thể nhất định. Để có thể xác định được doanh số, thông thường các doanh nghiệp sẽ tính toán tổng số tiền tiền thu được lẫn chưa thu được (Chẳng hạn như một số đơn hàng chưa được khách hàng thanh toán hoặc là sản phẩm, dịch vụ được bán qua qua đại lý ký gửi,..).

Khác với khái niệm doanh thu, doanh số bán hàng của một doanh nghiệp hay một công ty chỉ được tính đến dòng tiền trực tiếp có liên quan đến việc xử lý hoặc bán hàng hóa hay dịch vụ của mình. Điều này còn được xem là một tập hợp con trong tổng doanh thu của một doanh nghiệp đã tạo ra.
Sự khác biệt giữa doanh số và doanh thu
Nếu bạn vẫn đang chưa biết phân biệt doanh số là gì và doanh thu có gì khác biệt thì đừng lo lắng, chúng tôi đã tổng hợp một số chi tiết để bạn có thể dễ dàng nhận biết, đừng vội bỏ qua nhé!

Doanh số | Doanh thu | |
Định nghĩa | Doanh số chính là số tiền mà một doanh nghiệp/ công ty tạo ra trong khoảng thời gian bằng cách cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của mình cho các khách hàng. | Doanh thu có nghĩa là tổng thu nhập mà một doanh nghiệp hay công ty kiếm được trong một khoảng thời gian được xác định cụ thể |
Phương pháp tính toán | Nhân tổng hàng hóa hoặc dịch vụ đã bán với giá trên một đơn vị. Số tiền thu được chưa trừ đi các chi phí khác (thuế, khấu hao,…) | Lấy doanh số cộng với tất cả các khoản thu nhập khác (đầu tư, bán tài sản, tiền bản quyền, tiền lãi,…) và trừ đi các khoản chi phí khác (thuế, khấu hao,…). |
Phản ánh | Khả năng bán hàng hóa và dịch vụ của một công ty để tạo ra lợi nhuận. | Khả năng tạo tiền của một công ty bằng cách phân bổ các nguồn lực của mình để tối đa hóa lợi nhuận. |
Vị trí trong báo cáo tài chính | Ở dòng đầu tiên | Ở dòng cuối cùng |
Ví dụ cụ thể | Một công ty Y trong tháng 6 bán được 6000 sản phẩm áo thun. Giá của mỗi sản phẩm là 50.000đ / 1 áo. Vậy tổng doanh số bán hàng trong tháng 6 của công ty X là 6000 x 50.000đ = 300.000.000đ | Công ty Y trong tháng 6 bán được 6000 sản phẩm áo thun. Giá của mỗi sản phẩm là 50.000đ / áo. Chi phí chiết khấu cho đại lý là 5% trên tổng doanh số bán hàng. Vậy doanh thu của công ty X trong tháng 5 là 6000 x 50.000đ – 6000 x 50.000đ x 5%= 285.000.000đ. |
Tầm quan trọng của doanh số đối với doanh nghiệp
Sau khi đã hiểu định nghĩa doanh số là gì, các doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu tầm quan trọng của doanh số để có thể kịp thời đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
Đánh giá được hiệu quả kinh doanh bán hàng
Nếu các doanh nghiệp sở hữu một vị trí cửa hàng tốt, thu hút khách hàng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời, thế nhưng bạn nên nhớ rằng chúng cũng chỉ là những khoản chi phí dẫn đến sự thua lỗ nếu như doanh nghiệp không thể tạo ra được doanh số bán hàng.
Doanh số có thể bắt nguồn từ những nơi khác nhau và đa số các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp đều có cho riêng mình một chiến lược cụ thể cho mỗi kênh bán hàng. Thông qua kết quả doanh số, bạn hoàn toàn có thể đánh giá liệu chiến lược đó có mang lại hiệu quả hay không, đồng thời sẽ tìm ra cách khắc phục kịp thời trong trường hợp doanh số giảm liên tục, gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận công ty.

Gia tăng doanh số để quản lý dòng tiền
Việc quản lý dòng tiền luôn là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Không có bộ phận nào có thể tác động nhiều đến sự phát triển dòng tiền hơn so với bộ phận bán hàng.
Thông thường mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến là tạo ra được dòng tiền dương, hiểu một cách đơn giản có nghĩa là là số tiền được nhận vào sẽ lớn hơn số tiền doanh nghiệp chi ra. Một trong những cách hiệu quả giải quyết vấn đề cấp bách này chính là đòi hỏi doanh nghiệp phải gia tăng doanh số bán hàng của mình.
Xây dựng mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng
Những khách hàng chỉ đánh giá, thừa nhận thương hiệu, hay sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp khi họ nhìn thấy sự phát triển từ công ty bạn, mà cụ thể nhất là sẽ thông qua doanh số mà bạn tạo ra. Chỉ khi nào bạn sở hữu doanh số và doanh thu tốt vào mỗi kỳ, mỗi tháng mới có thể xây dựng lòng trung thành và mối quan hệ vững chắc với khách hàng của mình. Điều này sẽ trực tiếp cải thiện được phạm vi tiếp cận cũng như sự phát triển của thương hiệu.
Thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển
Nếu các doanh nghiệp hay công ty đạt được doanh số tốt vào mỗi tháng thì đương nhiên, những nhân viên làm việc cũng sẽ cảm thấy rất vui sướng và có thêm nhiều động lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Lợi ích mà các nhân viên được nhận không chỉ là đong đếm bằng số tiền được chiết khấu khi đạt KPI mà còn là sự nỗ lực, khen thưởng về mặt tinh thần.
Công thức tính doanh số thông dụng nhất
- Doanh số được tính = Số lượng dịch vụ, sản phẩm được ghi nhận bán ra nhân với Giá bán niêm yết.
- Doanh số bán hàng được tính = Số lượng dịch vụ, sản phẩm ghi nhận được bán ra và đã thu tiền hàng về nhân với Giá bán niêm yết.
- Doanh thu tổng sẽ được tính = Doanh số từ việc bán hàng + doanh thu từ những hoạt động khác trong doanh nghiệp.
- Doanh thu thuần được tính = Doanh thu tổng trừ đi thuế và các khoản giảm trừ.
- Doanh thu ròng được tính = Doanh thu tổng trừ đi thuế và các khoản giảm trừ cùng với những chi phí được phát sinh khác.
Cách gia tăng doanh số cho doanh nghiệp
Để có thể gia tăng doanh số cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Chiết khấu vào đúng thời điểm
Để có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp nên thường xuyên áp dụng những chính sách giảm giá niêm yết kèm với một tỷ lệ phần trăm cụ thể nhất định. Điều này sẽ thúc đẩy khách hàng mua sắm, đặc biệt là những đại lý bán hàng cũng như khách hàng sỉ. Thế nhưng bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều việc chiết khấu thường xuyên vì nó sẽ khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán và nghi ngờ chất lượng sản phẩm / dịch vụ mà bạn cung cấp.

Cung cấp thêm những dịch vụ thú vị
Song song với việc bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng thêm những dịch vụ đi kèm, chẳng hạn như: Tặng kèm sản phẩm, tặng voucher cho lần mua kế , miễn phí giao hàng,,… Tuy nhiên đừng quên kèm theo một số điều kiện nhất định.
Ví dụ: Nếu khách hàng mua sản phẩm trên 900.000đ sẽ được phiếu giảm giá 1500.000đ trong lần mua tiếp theo,…
Mang đến những sản phẩm, dịch vụ có tính khan hiếm
Đây là biện pháp được dùng để đánh vào tâm lý sợ chậm tay, bỏ lỡ của khách hàng. Hãy cho các khách hàng biết rằng sản phẩm và dịch vụ bạn mang đến chỉ được bán với số lượng và thời gian nhất định. Điều này sẽ tạo ra sức ép, động lực thôi thúc khách hàng quyết tâm mua đồ của bạn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về khái niệm doanh số là gì và một số cách để tăng doanh số mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến bạn. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, liên hệ ngay Vina Accounting để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Xem thêm: