Không phải tổ chức nào cũng được công nhận tư cách pháp nhân. Nếu muốn có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Vậy tư cách pháp nhân là gì? Loại hình doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân? Hãy cùng Vina accounting tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Để có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp phải thỏa mãn nhiều điều kiện theo quy định pháp luật
I. Thế nào là tư cách pháp nhân
Tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức được nhà nước cho phép được thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách độc lập. Đồng thời, tổ chức cũng tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Để được công nhận là pháp nhân, tổ chức phải thoả mãn những điều kiện sau:
– Tổ chức được thành lập theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan (nếu có)
– Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức rõ ràng theo quy định của pháp luật tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:
- Pháp nhân là tổ chức phải có cơ quan điều hành rõ ràng.
Thông thường, quyết định thành lập pháp nhân hoặc điều lệ của pháp nhân sẽ quy định đầy đủ tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân.
- Pháp nhân là tổ chức phải có những cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
– Tài sản của pháp nhân phải độc lập với pháp nhân và các pháp nhân khác, đồng thời pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
– Pháp nhân sẽ nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập, không phụ thuộc vào cá nhân hay tổ chức nào.
Tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền tự thành lập pháp nhân, tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp luật quy định khác.
II. 5 loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo luật Doanh nghiệp 2020
Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tự thành lập pháp nhân theo nguyện vọng
Xem thêm: Đăng ký thương hiệu độc quyền và chi phí doanh nghiệp cần biết khi đăng ký nhượng quyền
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Doanh nghiệp do một tổ chức hay một cá nhân thành lập và sở hữu (chủ sở hữu của doanh nghiệp) được gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong đó, chủ sở hữu công ty phải có trách nhiệm về tất cả các quyền và nghĩa vụ tài sản của công ty cũng như các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Tại điều 74 của luật Doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân tính từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến tối đa 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Các thành viên trong công ty cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như quyền và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.
Ngoài ra, quy định về chuyển nhượng phần vốn góp cũng được pháp luật quy định rõ tại điều 51, 52 và 53 Luật Doanh nghiệp 2020.
3. Công ty cổ phần
Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa;
– Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
Có 5 loại hình doanh nghiệp cơ bản theo luật doanh nghiệp 2020
Xem thêm: Có bị thanh tra thuế khi tạm ngừng kinh doanh không? Mới nhất năm 2023
4. Công ty hợp danh
Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
– Có tối thiểu 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên trong công ty gọi là thành viên hợp danh). Bên cạnh các thành viên hợp danh, cá nhân hoặc tổ chức có thể gia nhập công ty với tên gọi là thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
5. Doanh nghiệp tư nhân
Tại điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Tuỳ loại hình doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thành lập pháp nhân khác nhau
Như vậy, có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Tuỳ theo loại hình sẽ có những đặc điểm pháp nhân khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tư cách pháp nhân cũng như cách đăng ký pháp nhân, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua website vinaaccounting.vn hoặc hotline: 0901 22 73 88 để được tư vấn một cách chi tiết và phù hợp nhất.