Điều chỉnh tờ khai thuế gtgt là một việc cần thiết khi có sai sót thông tin. Vậy điều chỉnh như thế nào và cần tuân thủ những quy định nào? Thời hạn kê khai thuế gtgt và thời hạn kê khai bổ sung là khi nào? Trong bài viết này, Vina Accounting sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề này. Cũng như cung cấp các thông tin hướng dẫn kê khai bổ sung thuế gtgt theo đúng quy định.
Căn cứ pháp lý
Việc điều chỉnh tờ khai thuế gtgt được căn cứ pháp lý theo các quy định của pháp luật. Cụ thể là căn cứ theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 156/2013/TT-BTC. Cùng với Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14.
- Quy định về điều chỉnh tờ khai thuế gtgt tại Thông tư 219/2013/TT-BTC
Việc điều chỉnh tờ khai thuế gtgt được quy định rõ tại khoản 8 Điều 14 của Thông tư 219/2013/TT-BTC. Thông tư này có quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế gtgt đầu vào. Do đó, thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ được kê khai/ khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó.
Nếu phát hiện số thuế GTGT đầu vào bị sai sót thì được kê khai/ khấu trừ bổ sung. Việc điều chỉnh tờ khai thuế gtgt bổ sung phải thực hiện trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế/ thanh tra thuế.
- Quy định về điều chỉnh tờ khai thuế gtgt tại Thông tư 156/2013/TT-BTC
Căn cứ vào mẫu 04/GTGT theo thông tư số 156/2013/TT-BTC có quy định về việc điều chỉnh tờ khai thuế gtgt. Quy định này được áp dụng cho các đối tượng khai thuế gtgt trực tiếp trên doanh thu. Cụ thể thì cách điền các chỉ tiêu khi điều chỉnh bổ sung như sau:
Chỉ tiêu 21 – Ghi tổng doanh thu của hàng hóa/ dịch vụ: Thuộc nhóm đối tượng chịu thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT
Chỉ tiêu 22, 24, 26, 28 ghi doanh thu chịu thuế GTGT: Căn cứ vào quy định tại Điều 13 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC để điền theo từng mức thuế suất (%)

- Quy định về điều chỉnh tờ khai thuế gtgt tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP
Tại Khoản 4 Điều 7 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định rõ về việc điều chỉnh tờ khai thuế gtgt. Trong đó, quy định người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung. Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế gtgt cho người nộp như sau:
Trường hợp khai bổ sung – không thay đổi nghĩa vụ thuế: Chỉ nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan (không phải nộp Tờ khai bổ sung)
Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung – dẫn đến tăng/ giảm số thuế đã được hoàn trả: Nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc hoàn thừa và tiền nộp chậm
Trường hợp khai bổ sung làm tăng/ giảm số thuế – giá trị gia tăng được khấu trừ chuyển kỳ sau: Phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại và chỉ được khai bổ sung tăng số thuế gtgt đề nghị hoàn (chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tiếp theo hoặc chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế)
- Quy định về điều chỉnh tờ khai thuế gtgt tại Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14
Việc điều chỉnh tờ khai thuế gtgt được quy định rõ tại Điều 47 của Luật Quản lý thuế 2019. Trong đó có các quy định về điều chỉnh, bổ sung tờ khai thuế gtgt là:
Hồ sơ có sai sót do người nộp thuế phát hiện sau khi đã nộp cho cơ quan thuế sẽ được khai bổ sung. Hồ sơ khai thuế bổ sung được thực hiện trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Lưu ý, việc kê khai bổ sung chỉ được áp dụng trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra/ kiểm tra.
Khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra/ kiểm tra thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung. Tuy nhiên, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Việc xử phạt sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 142, 143 của Luật Quản lý thuế 2019.
Hướng dẫn điều chỉnh tờ khai thuế GTGT
Điều chỉnh tờ khai thuế gtgt sẽ căn cứ theo Mục 2 của Thông tư 219/2013/TT-BTC để tính thuế. Theo đó, có 2 phương pháp tính thuế gtgt là khấu trừ thuế và tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Cách lập tờ khai theo từng phương pháp như sau:
Điều chỉnh tờ khai thuế GTGT theo cách lập tờ khai tính trực tiếp trên thuế gtgt
- Chỉ tiêu 21 – Doanh thu thuộc nhóm đối tượng không chịu GTGT và chịu thuế suất 0%
- Chỉ tiêu 22 – Doanh thu chịu thuế suất 1% của hàng hóa dịch vụ
- Chỉ tiêu 24: Doanh thu chịu thuế suất 5% của hàng hóa dịch vụ
- Chỉ tiêu 26: Doanh thu chịu thuế suất 3% của hàng hóa dịch vụ
- Chỉ tiêu 28: Doanh thu chịu thuế suất 2% của hàng hóa dịch vụ

Điều chỉnh tờ khai thuế GTGT theo cách lập tờ khai khấu trừ thuế
- Chỉ tiêu 21 – Không phát sinh hoạt động mua bán trong kỳ kê khai
- Chỉ tiêu 22 – Số thuế GTGT được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang (lấy từ chỉ tiêu 43 trên tờ khai chính thức của kỳ trước)
- Chỉ tiêu 23 – Giá trị trong kỳ của hàng hóa/dịch vụ mua vào
- Chỉ tiêu 24 – Thuế GTGT/ VAT trong kỳ của hàng hóa dịch vụ mua vào
- Chỉ tiêu 25 – Thuế GTGT trong kỳ của hàng hóa dịch vụ mua vào đã khấu trừ
- Chỉ tiêu 26 – Giá trị hàng hóa/ dịch vụ bán ra (không tính thuế GTGT)
- Chỉ tiêu 29 – Doanh thu chịu thuế suất GTGT 0% của hàng hóa/ dịch vụ bán ra
- Chỉ tiêu 30 – Doanh thu chịu thuế suất GTGT 5% của hàng hóa/ dịch vụ bán ra
- Chỉ tiêu 31 – Thuế GTGT chịu thuế suất GTGT 5% của hàng hóa/ dịch vụ bán ra
- Chỉ tiêu 32 – Doanh thu chịu thuế suất GTGT 10% của hàng hóa dịch vụ bán ra
- Chỉ tiêu 33 – Thuế GTGT chịu thuế suất GTGT 10% của hàng hóa dịch vụ bán ra
- Chỉ tiêu 32a – Doanh thu không tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra
- Phát sinh số liệu ở chỉ tiêu 43 – Số thuế được khấu trừ chuyển sang kỳ sau
- Phát sinh số liệu ở chỉ tiêu 40 – Số thuế GTGT phải nộp ra kì này của doanh nghiệp
Thời hạn khai thuế GTGT
Thời hạn kê khai thuế GTGT được căn cứ theo Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14. Theo quy định, thời hạn kê khai thuế GTGT được chia thành 3 nhóm là khai theo tháng, khai theo quý và theo từng lần. Cụ thể thì quy định về thời hạn ở từng nhóm như sau:

- Thời hạn kê khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 trong tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ đóng thuế. Ví dụ thời hạn kê khai thuế gtgt của tháng 07/2023 là ngày 20/08/2023.
- Thời hạn kê khai thuế GTGT theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng trong tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Ví dụ thời hạn kê khai thuế gtgt của quý III/2023 là 31/10/2023.
- Thời hạn kê khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ đóng thuế. Ví dụ thời hạn kê khai thuế gtgt cho nhà thầu nước ngoài là ngày 24/08/2023. Khi doanh nghiệp phát sinh thanh toán cho nhà thầu nước ngoài vào ngày 15/08/2023.
Thời hạn kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT
Quy định về kê khai bổ sung, điều chỉnh tờ khai thuế GTGT được căn cứ theo Điều 47 của Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14. Trong đó quy định, người nộp thuế được phép khai bổ sung khi phát hiện hồ sơ đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót. Thời hạn khai bổ sung là 10 năm tính từ ngày hết hạn nộp hồ sơ của kỳ tính thuế có sai sót.

Một số câu hỏi thường gặp khi điều chỉnh tờ khai thuế GTGT
- Có nên bổ sung hóa đơn đầu vào chưa kê khai vào tờ khai GTGT của quý đó không?
Câu trả lời: Không cần thiết phải bổ sung hóa đơn đầu vào bị bỏ sót trong kỳ kê khai trước. Nên bổ sung hóa đơn đó vào kỳ phát hiện có hóa đơn đầu vào bị bỏ sót.
- Tờ khai bổ sung thuế GTGT có thời hạn nộp tờ khai bao lâu?
Câu trả lời: Thời hạn nộp tờ khai bổ sung là 10 năm dựa theo quy định tại Điều 47 của Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14.
- Phát hiện nộp thừa thuế GTGT sau khi nộp tờ khai bổ sung thuế GTGT thì xử lý thế nào?
Câu trả lời: Số tiền nộp thừa thuế GTGT sẽ được dõi riêng để bù trừ với số tiền thuế GTGT phải nộp trong kỳ thuế sau.
Điều chỉnh tờ khai thuế GTGT là một việc cần thiết và thường xảy ra khi việc kê khai thuế có sai sót. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc điều chỉnh dẫn kê khai bổ sung thuế gtgt. Đừng quên theo dõi vinaaccounting.vn để biết thêm nhiều thủ tục kế toán nhé.
Xem thêm: