Hoạt động đánh giá rủi ro tại nơi làm việc giúp nâng cao điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc. Chính vì vậy, công cụ này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của cả người lao động và doanh nghiệp, đồng thời tuân thủ pháp luật ở nhiều quốc gia. Vậy đánh giá rủi ro thực sự là gì? Khi nào áp dụng và quy trình thực hiện ra sao? Bài viết này của Vina Accounting sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Đánh giá rủi ro là gì?
Đánh giá rủi ro được hiểu là hoạt động kiểm tra cẩn thận những vấn đề tìm ẩn có thể gây hại cho người lao động ở nơi làm việc. Từ đó giúp chúng ta xem xét thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bổ sung và cải tiến các biện pháp để tránh tổn hao về nhiều mặt đối với người dân.
Đây là một quá trình diễn ra liên tục và cần được thực hiện thường xuyên tại nơi làm việc. Chúng khá tương đồng với các cuộc thanh tra, tuy nhiên đánh giá rủi ro để xác định các mối nguy và biện pháp cần thiết. Trong khi đó, cuộc thanh tra thì để xác định các biện pháp kiểm soát cần thiết có thực sự được thực hiện hay không.

Khi nào cần áp dụng quy trình đánh giá rủi ro?
Thông thường, việc tiến hành rà soát các rủi ro sẽ diễn ra định kỳ hàng năm để đảm bảo rằng việc kiểm soát được thực hiện chặt chẽ và không thiếu sót. Những trường hợp cần áp dụng quy trình đánh giá rủi ro như:
- Thay đổi chiến lược kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp.
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, nhân viên quản lý cấp cao.
- Thay đổi quy trình tạo sản phẩm, máy móc, thiết bị để sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào, cải tiến hoặc thay đổi sản phẩm mới.
- Thay đổi về tiêu chuẩn, định luật hay yêu cầu mới của khách hàng.

Quy trình đánh giá rủi ro có bao nhiêu bước?
Trước khi thực hiện các bước của quy trình đánh giá rủi ro; chúng ta cần biết được các yếu tố có liên quan dưới đây:
- Mức độ nghiêm trọng hay khả năng gây thiệt hại của vấn đề
- Khả năng xuất hiện cùng với tần suất xảy ra
- Tần suất thực hiện công việc thực hiện việc đánh giá
Sau đó, bạn sẽ lập một biểu mẫu nhận dạng mối nguy và phân tích rủi ro để tiếp tục các bước dưới đây.
Xác định nhà cung cấp nào cần thực hiện đánh giá
Các nhà cung cấp quan trọng nhất hoặc có rủi ro cao nhất sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp . Những nhà cung cấp này phải được đánh giá rủi ro trước tiên. Đây là một bước không thể thiếu bởi một doanh nghiệp có đến hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp. Do đó, bạn cần chọn lựa những nhà cung cấp có sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến doanh nghiệp của bạn và thực hiện những đánh giá này trên một tỷ lệ nhỏ.
Xây dựng bảng đánh giá của doanh nghiệp
Để làm được điều này, bạn cần tạo một bảng tiêu chí và các tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp. dưới dạng bảng hỏi. Các tiêu chí được đưa ra bao gồm việc kiểm tra các rủi ro mà mỗi nhà cung cấp có thể gây ra cho doanh nghiệp của bạn, mức độ nghiêm trọng của rủi ro đó và khả năng rủi ro đó xảy ra.
Yêu cầu hoàn thành đánh giá đối với nhà cung cấp
Kế đến, bảng đánh giá cần được các nhà cung cấp hoàn thành. Trong một số tình huống, họ có thể yêu cầu tài liệu hoặc nhiều nhân viên trả lời câu hỏi đưa ra.

Kiểm tra và phân tích kết quả
Sau khi nhận được bản đánh giá đã hoàn thành, bạn cần xem xét câu trả lời của họ và phân tích kết quả. Hãy xếp hạng rủi ro mỗi nhà cung cấp dựa trên mức độ rủi ro và số lượng rủi ro tiềm ẩn mà họ có thể gây ra cho doanh nghiệp của bạn.
Nêu lên phương án dựa trên kết quả
Kế đến bạn sẽ phải đưa ra các kết luận và quyết định dựa trên kết quả đánh giá:
Đa số trường hợp, nhà cung cấp sẽ được yêu cầu khắc phục những rủi ro lớn với doanh nghiệp của bạn. Hãy cân nhắc về mức độ rủi ro của nhà cung cấp mà bạn có thể chấp nhận hoặc phải giải quyết tuyệt đối.
Một số trường hợp còn lại, bạn có thể đánh giá chuyên sâu hơn khi được phép kiểm tra tại chỗ. Nó giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về cách hoạt động của nhà cung cấp.
Trong một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bạn có thể nhận ra là mình cần phải xóa hoàn toàn nhà cung cấp đó khỏi danh sách. Đồng thời, tiến hành tìm kiếm một nhà cung cấp mới thay thế họ càng sớm càng tốt để giảm thiểu biến động xấu cho doanh nghiệp.
Có thêm các đánh giá định kỳ
Căn cứ vào tình hình về nhà cung cấp và hồ sơ rủi ro của họ, bạn có thể tiến hành đánh giá thường xuyên hơn nếu cần. Số lần đánh giá có thể trong vài năm đến nhiều lần trong mỗi năm. Để duy trì lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, bạn phải giải trình hợp lý thời điểm đánh giá để duy trì tốt các mối quan hệ với nhà cung cấp. Để làm điều này một cách tốt nhất là phải có một chiến lược quản lý và đánh giá rủi ro vững chắc, đáng tin cậy.

Những câu hỏi thường gặp khi thực hiện đánh giá rủi ro
Khi thực hiện đánh giá rủi ro, bạn có thể gặp phải những thắc mắc như sau:

Những câu hỏi thường gặp khi thực hiện đánh giá rủi ro tại nơi làm việc
Có bao nhiêu loại đánh giá rủi ro?
Dựa vào mức độ các rủi ro, chúng được chia thành 3 hạng như sau:
- Rủi ro mức cao
- Rủi ro mức trung bình
- Rủi ro mức thấp
Thời điểm nào nên đánh giá rủi ro?
Cơ bản việc đánh giá rủi ro nên tiến hành trước khi bắt đầu làm việc.
Cụ thể, trong ngành sản xuất thực phẩm xuất khẩu, chuyên viên đánh giá rủi ro cần phải đánh giá được chất lượng tuyệt đối của nguyên liệu đầu vào. Nếu không có sự đánh giá tốt thì rất dễ gây ra sản phẩm không đạt chất lượng. Thậm chí, sản phẩm sẽ bị hư hỏng hoặc bị bên thu mua hoàn trả về nước.
- Vậy điều gì sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất?
- Tất cả máy móc, thiết bị có hoạt động tốt không?
- Các nguyên liệu có nhiễm bệnh hay hư hỏng trong quá trình vận chuyển hay không?
Những đối tượng nào có thể đánh giá rủi ro?
Những đối tượng có thể được đánh giá rủi ro như:
- Nhà máy sản xuất cơ khí
- Khu công nghiệp
- Nhà máy sản xuất hải sản
- Nhà máy sản xuất nông sản
- Nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo
- Nhà máy đóng tàu

Lời kết
Qua bài viết trên, Vina Accounting đã giải đáp cho bạn câu hỏi đánh giá rủi ro là gì. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được thời điểm đánh giá hợp lý với doanh nghiệp. Đồng thời giúp bạn nắm rõ được quy trình thực hiện đánh giá rủi ro doanh nghiệp. Hy vọng doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng và kiểm soát được nguy cơ rủi ro của toàn hệ thống.
Xem thêm: