Hướng Dẫn Đăng Ký Mã Số Thuế Người Phụ Thuộc

Việc đăng ký mã số thuế người phụ thuộc là thủ tục vô cùng cần thiết, nhằm để hoàn thiện khai báo giảm trừ gia cảnh người lao động, từ đó cũng xác định được chính xác mức thuế TNCN mà người lao động phải thực hiện đóng cho Cơ quan thuế. Nếu bạn chưa biết các đối tượng nào được xem là người phụ thuộc theo quy định hay là những thủ tục cần thiết khi thực hiện đăng ký mã số thuế thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của VINA ACCOUNTING nhé! Chúng tôi sẽ bật mí câu trả lời về những vấn đề này một cách chi tiết nhất, tham khảo ngay.

Người phụ thuộc có các đối tượng nào?

Người phụ thuộc được hiểu là những đối tượng không thể tự nuôi sống bản thân mà phải phụ thuộc vào người khác (ví dụ như gia đình, bạn bè hay các tổ chức cộng đồng) để sống. Thông thường trong xã hội, trẻ em, người già, người gặp khó khăn về sức khỏe, người khuyết tật, hoặc người không có hay không tạo ra thu nhập được xem là người phụ thuộc. Đồng thời việc hỗ trợ và chăm sóc những đối tượng trên là một trong các nhiệm vụ mang tính nhân đạo của Nhà nước và toàn xã hội, một trong số đó chính là thực hiện giảm trừ gia cảnh cho những người nộp thuế có người phụ thuộc.

Người phụ thuộc bao gồm các đối tượng nào?
Người phụ thuộc bao gồm các đối tượng nào?

Theo như quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc của cá nhân cư trú bao gồm những đối tượng sau:

1) Con của người nộp thuế: Con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng:

2) Con dưới 18 tuổi.

3) Con từ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật hoặc không có khả năng lao động.

4) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả từ 18 tuổi trở lên đang học phổ thông nhưng không có thu nhập, hoặc thu nhập bình quân tháng không vượt quá 1 triệu đồng.

5) Người phụ thuộc khác: Vợ (chồng) nếu đáp ứng đủ điều kiện là người phụ thuộc; cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng), cha mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp và đáp ứng đủ các điều kiện là người phụ thuộc; cá nhân mà người nộp thuế phải nuôi dưỡng bao gồm:

6) Anh chị em ruột.

7) Ông bà nội (ngoại), cô, dì, chú, bác ruột.

8) Cháu ruột (con của anh, chị, em ruột).

9) Đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để người phụ thuộc khác được tính là người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh:

– Người trong độ tuổi lao động: Phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện: Bị khuyết tật, không có khả năng lao động và không có thu nhập (thu nhập bình quân không vượt quá 1 triệu đồng/tháng). 

– Người ngoài độ tuổi lao động: Không có thu nhập (thu nhập bình quân tháng không vượt quá 1 triệu đồng)

Thời hạn để đăng ký người phụ thuộc

Theo như quy định tại Khoản 5, Điều 6 của Thông tư 95/2016/TT-BTC (đã hết hiệu lực toàn bộ), cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho cá nhân và người phụ thuộc 1 lần trong năm, chậm nhất là 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN hàng năm.

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 1, điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 2 điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019 cũng quy định, trường hợp người nộp thuế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng người phụ thuộc khác (anh chị em ruột, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác ruột…) thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là 31/12 của năm tính thuế.

Thời hạn để đăng ký người phụ thuộc 
Thời hạn để đăng ký người phụ thuộc

Nếu quá thời hạn nêu trên thì người nộp thuế sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

Như vậy, thời hạn đăng ký người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế TNCN năm 2023 sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:

1) Đối với trường hợp người lao động nộp thuế ủy quyền cho người sử dụng lao động chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì thời hạn chậm nhất là ngày 31/3/2023 năm liền kề năm nộp thuế 2022.

2) Đối với trường hợp người nộp thuế tự đăng ký thuế trực tiếp cho người phụ thuộc năm 2023 thời hạn chậm nhất là ngày 4/5 (Theo quy định thời hạn chậm nhất là ngày 30/4 năm liền kề năm nộp thuế).

Hướng dẫn các bước đăng ký mã số thuế người phụ thuộc

Đối với những cá nhân thực hiện ủy quyền đăng ký:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ( bào gồm có giấy tờ chứng minh người phụ thuộc và tờ khai đăng ký), thì người nộp thuế sẽ nộp lại cho tổ chức trả thu nhập.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Các doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm nhập thông tin người phụ thuộc bảng Phụ lục kê khai người phụ thuộc trên phần mềm hỗ trợ kê khai.

Bước 3: Trả kết quả

Các doanh nghiệp lấy dữ liệu từ bảng tổng hợp, sau đó in và xuất dữ liệu gửi cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.  

Còn đối với các doanh nghiệp thực hiện đăng ký mã số thuế người phụ thuộc, có thể lựa chọn một trong hai cách dưới đây:

Cách 1: Đăng ký trên trang Thuế điện tử – Tổng cục Thuế: thuedientu.gdt.gov.vn

Truy cập website bằng tài khoản chữ ký số của công ty. Đăng nhập và chọn “Đăng nhập thuế”, chọn “Đăng ký mới thay đổi thông tin của cá nhân qua CQCT”, chọn hồ sơ “20-ĐK-TH-TCT”.

Sau đó, điền đầy đủ thông tin lên hồ sơ mẫu 20 -ĐK -TH –TCT. Nếu đăng ký từ 02 mã số thuế trở lên, chọn “Thêm dòng”. Sau khi kê khai, chọn “Hoàn thành kê khai”, chọn “Nộp hồ sơ đăng ký thuế”.

 

Đăng ký mã số thuế người phụ thuộc trên trang Thuế điện tử
Đăng ký mã số thuế người phụ thuộc trên trang Thuế điện tử

Cách 2: Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện đăng ký mã số thuế người phụ thuộc trên phần mềm HTKK qua các bước sau đây:

Đăng ký mã số thuế người phụ thuộc trên phần mềm HTKK

  • Đầu tiên cần đăng nhập vào phần mềm HTKK, lựa chọn mục “Thuế thu nhập cá nhân”, và chọn mục “Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh”.
  • Điền đầy đủ thông tin, hoặc tải bảng kê để kê khai, sau đó, tải dữ liệu lên phần mềm HTKK. Cuối cùng, chọn “Kết xuất XML” là có thể nhận được kết quả.

Các thủ tục cần thực hiện khi đăng ký mã số thuế người phụ thuộc

Và đồng thời khi thực hiện đăng ký mã số thuế người phụ thuộc, người đăng ký cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục sau đây: 

1) Đối với những cá nhân thực hiện đăng ký trực tiếp tại Cơ quan thuế:

  • Điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo Mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm Thông tư 95/2016/TT-BTC.
  • Bản sao (không cần công chứng) của các giấy tờ: Căn cước công dân (CMND) hoặc giấy khai sinh còn hiệu lực. 

 

Những thủ tục cần thiết khi đăng ký
Những thủ tục cần thiết khi đăng ký

2) Đối với doanh nghiệp đăng ký cho nhân viên, cần chuẩn bị đầy đủ:

  • Giấy ủy quyền cho doanh nghiệp
  • Giấy tờ của người phụ thuộc: Bản sao (không cần công chứng): Căn cước công dân (CMND) hoặc giấy khai sinh (hộ chiếu).
  • Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đăng ký. 

Việc đăng ký mã số thuế người phụ thuộc cũng như nắm rõ cách thực hiện đúng theo các quy định pháp luật là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Hy vọng với bài viết VINA ACCOUNTING đã tổng hợp phía trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích để bạn có thể thực hiện chính xác nhất việc đăng ký mã số thuế mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Xem thêm: