Bên cạnh việc kiếm lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận còn là chỉ số quan trọng được các công ty, doanh nghiệp sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Công thức tỷ suất lợi nhuận có thể được tính dựa trên doanh thu, vốn chủ sở hữu hoặc tổng tài sản, tùy thuộc vào từng loại tỷ suất khác nhau. Cùng VINA ACCOUNTING tìm hiểu chi tiết về nội dung vấn đề trên ngay sau đây.
Tỷ suất lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là nguồn thu nhập mà một công ty, doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi trừ đi các khoản phí từ doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ số quan trọng được xác định dựa trên nguồn lợi nhuận và một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sinh lời. Ví dụ như doanh thu, vốn chủ sở hữu hoặc tổng tài sản.

Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận là cho thấy một đơn vị vốn, tài sản hoặc danh thu có khả năng mang về thêm bao nhiêu lợi nhuận. Ví dụ, nếu tỷ suất lợi nhuận dựa trên mức doanh thu của một doanh nghiệp là 0.4 thì đồng nghĩa với việc mỗi đồng doanh thu sẽ mang về 0.4 đồng lợi nhuận. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa, cùng đón đọc tiếp nội dung ngay bên dưới đây.
Các thông tin về ý nghĩa và vai trò của tỷ suất lợi nhuận
Dưới đây là chi tiết nội dung về vai trò và ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận, cùng tham khảo thêm nhé.
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận giúp các doanh nghiệp đo lường, xác định được có đang hoạt động hiệu quả hay không. Cụ thể:
- Nếu tỷ suất lợi nhuận dương thì việc kinh doanh của doanh nghiệp đó đang lãi.
- Nếu tỷ suất lợi nhuận âm thì ngược lại việc kinh doanh của doanh nghiệp đó đang lỗ. Chủ doanh nghiệp cần có thêm các phương án điều chỉnh để việc kinh doanh trở nên tốt hơn.
- Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận âm hay dương thì vẫn chưa nói hết được hiệu quả của doanh nghiệp. Để biết được mức độ và năng suất làm việc của doanh nghiệp thì chủ đầu tư cần có cái nhìn tổng quan hơn về toàn bộ ngành, so sánh tỷ suất lợi nhuận của công ty trên tỷ số bình quân toàn ngành.

Vai trò của tỷ suất lợi nhuận
Đánh giá tình trạng của việc kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận giúp doanh nghiệp đánh giá đúng hiệu suất làm việc của hoạt động kinh doanh. Từ đó xác định được dự án hay giai đoạn đang có lãi hay thua lỗ.
Đánh giá hiệu suất tài chính: Tỷ suất lợi nhuận cung cấp cái nhìn tổng quan hơn, chi tiết hơn về mọi khía cạnh khác nhau của hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Khả năng quản lý các khoản phí của doanh nghiệp.
- Kế hoạch định giá của công ty.
- Lợi nhuận và sự ổn định của cả doanh nghiệp.
- Tiềm năng đầu tư và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược phù hợp: Bằng việc đánh giá chính xác tình hình kinh doanh và hiệu suất tài chính, tỷ suất lợi nhuận giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
Khẳng định vị thế kinh doanh và thu hút thêm nhiều đầu tư: Do tỷ suất lợi nhuận được đánh giá dựa trên nguồn lợi của công ty tạo ra tiền đề quan trọng thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó, lợi nhuận của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác như tốc độ tăng trưởng ngành, đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh,… Do vậy mà tỷ suất lợi nhuận cũng trở nên cao hơn, chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường ngày một lớn.
Các loại tỷ suất lợi nhuận quan trọng hiện có
Dưới đây là các thông tin về công thức tỷ suất lợi nhuận của từng loại. Đón đọc ngay nhé.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Công thức tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Return On Sales) hay tỷ suất lợi nhuận ròng là tỉ số giữa nguồn lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu của một kỳ cố định. ROS được đo bằng % và tính theo công thức sau đây:
ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x 100%
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giúp chủ đầu tư chủ động hơn trong việc nắm bắt tình hình kinh doanh và đưa ra phương án phát triển. Nhờ vậy mà có thể biết được chuẩn xác số vốn cần bỏ ra và nguồn lợi nhuận thua vào là bao nhiêu. Tỷ suất lợi nhuận này có thể giúp doanh nghiệp nắm được:
- Một đồng doanh thu nhận về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Các sản phẩm và dịch vụ giá bán ra thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành hay không. Từ đó công ty, doanh nghiệp có thể tăng tỷ suất lợi nhuận bằng việc nâng cao giá trị của sản phẩm và các loại dịch vụ. Chỉ số này có sự khác biệt giữa các ngành trong mỗi giai đoạn thời kỳ khác nhau. Do vậy mà ROS chỉ dùng để so sánh giữa các công ty cùng ngành trong cùng một thời kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận trên số vốn sở hữu
ROE (ROE – Return On Equity) = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn sở hữu) x 100%.
ROE giúp chủ doanh nghiệp xác định được nguồn lợi nhuận thu về sau khi đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh. ROE càng cao thì khả năng thu hồi vốn của công ty càng cao.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
ROA (ROA – Return On Asset) = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100%.
ROA là chỉ số phản ánh được khả năng sinh lời của tổng tài sản bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Từ đó thể hiện được tính hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận ròng của tài sản là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với tổng tài sản của nó. Mức tỷ lệ này chỉ ra được một doanh nghiệp hiện đang trong giai đoạn phát triển tốt như thế nào bằng việc so sánh lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp tạo ra so với số vốn lúc đầu đầu tư vào tài sản. ROA càng cao thì càng chứng tỏ việc quản lý sử dụng các nguồn lực kinh tế hiệu quả.
Điều kiện để có thể tính tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận gộp có xu hướng tăng qua trong mỗi thời kỳ: Một doanh nghiệp có biên lợi nhuận tăng dần trong từng giai đoạn thường được hiểu là một dấu hiệu tích cực. Điều này cho thấy công ty đã nâng cao hiệu suất làm việc trong khâu sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm,…
Tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn nhiều so với trung bình ngành: Thay vì so sánh giữa các ngành công nghiệp với nhau thì điều quan trọng nhất vẫn là so sánh chỉ số này giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau. Nếu tỷ suất cao hơn so với ngành trung bình thì chứng tỏ doanh nghiệp đang kiểm soát chi phí khá hiệu quả và có nguồn lợi thu về cao hơn đối thủ đang cạnh tranh.
Nhìn chung thì đây là một chỉ số vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó chỉ ra mức độ sinh lời của doanh nghiệp và khả năng quản lý chi phí. Tuy nhiên thì để đánh giá tỷ suất lợi nhuận gộp, cần xem xét trong trường hợp cụ thể của từng doanh nghiệp.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất mà VINA ACCOUNTING muốn gửi tới bạn về công thức tỷ suất lợi nhuận. Mong rằng qua bài viết ngắn gọn này thì bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm cũng như vai trò và ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận đối với mỗi doanh nghiệp.
Xem thêm: