Hướng Dẫn Thực Hiện Chuẩn Mực Kế Toán Số 21 Chuẩn Xác Nhất

Chuẩn mực kế toán số 21 có mục đích gì? Các trường hợp nào áp dụng chuẩn mực kế toán số 21? Cùng VINA ACCOUNTING đi tìm hiểu thêm các thông tin mới nhất về vấn đề này ngay sau đây.

Quy định chung của chuẩn mực kế toán số 21 – Báo cáo tài chính

Căn cứ theo chuẩn mực số 21, quy định của chuẩn mực kế toán sẽ bao gồm:

Chuẩn mực kế toán số 21 có mục đích gì?

Mục đích của chuẩn mực kế toán số 21 là các quy định và hướng dẫn yêu cầu và nguyên tắc về việc lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm:

  • Mục đích của các báo cáo tài chính.
  • Yêu cầu của các báo cáo tài chính.
  • Nguyên tắc lập báo cáo tài chính.
  • Kết cấu và các nội dung chủ yếu của báo cáo tài chính.
Các mục đích của chuẩn mực kế toán số 21 mà bạn cần nắm được
Các mục đích của chuẩn mực kế toán số 21 mà bạn cần nắm được

Chuẩn mực kế toán số 21 được áp dụng trong các trường hợp nào?

Chuẩn mực số 21 được áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chuẩn mực số 21 áp dụng cho việc lập và trình bày các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn. Chuẩn mực số 21 được áp dụng cho việc lập và trình bày thông tin tài chính tóm lược giữa niên độ.

Chuẩn mực số 21 áp dụng dành cho mọi loại hình doanh nghiệp. Các yêu cầu bổ sung đối với báo cáo tài chính của từng các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính được quy định trong chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự”.

Nội dung chuẩn mực kế toán số 21 – Báo cáo tài chính

Theo Chuẩn mực số 21 – Trình bày nội dung báo cáo tài chính (Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC), nội dung chuẩn mực kế toán số 21 đã quy định rõ ràng như sau:

Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phản ánh chính xác theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính đó là việc cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh cùng các luồng tiền có ở mỗi doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Mục đích của báo cáo tài chính là gì
Mục đích của báo cáo tài chính là gì

Để đạt được mục đích này thì báo cáo tài chính cần phải cung cấp các thông tin của một doanh nghiệp về dạng

  • Tài sản
  • Nợ cần phải trả
  • Vốn của chủ sở hữu
  • Doanh thu, các khoản chi phí lãi và lỗ.
  • Các luồng tiền.

Những thông tin này trùng với các thông tin trình bày có trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng giúp người sử dụng dự đoán được chính xác các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền cùng các khoản tiền tương ứng.

Trách nhiệm lập và trình bày

Những người chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính là giám đốc hoặc người đứng đầu các doanh nghiệp.

Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán.
  • Báo cáo kết quả của các hoạt động kinh doanh.
  • Báo cáo lưu chuyển về dòng tiền.
  • Các văn bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó ngoài báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo quản lý trong đó mô tả chính xác và diễn giải được các đặc điểm chính về tình hình kinh doanh và tài chính cũng như các sự kiện không chắc chắn chủ yếu mà doanh nghiệp cần phải đối phó nếu ban giám đốc xét thấy chúng mang lại hiệu quả cho những người sử dụng trong quá trình ra quyết định kinh tế.

Chính sách kế toán

Doanh nghiệp cần phải đưa ra lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán dành cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính sao cho phù hợp với các quy định của từng chuẩn mực kế toán. Đối với trường hợp không có các quy định về chuẩn mực kế toán cùng chế độ kế toán hiện hành thì doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chuẩn mực chung để có thể xây dựng các phương pháp kế toán phù hợp nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp được các thông tin đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

  • Thích hợp với nhu cầu của người sử dụng
  • Đáng tin cậy trong trường hợp:
  • Trình bày một cách trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và két quả của việc kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phản ánh chính xác bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng.
  • Trình bày một cách khách quan, không được thiên vị.
  • Tuân thủ các nguyên tắc được đưa ra một cách thận trọng.
  • Trình bày đầy đủ mọi khía cạnh một cách cẩn thận và trọng yếu.
Nội dung chính sách kế toán
Nội dung chính sách kế toán

Chính sách kế toán cũng bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong suốt quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.

Trong trường hợp không có chuẩn mực kế toán hướng dẫn riêng thì khi xây dựng các phương pháp kế toán cụ thể thì doanh nghiệp cần xem xét:

  • Những yêu cầu và hướng dẫn của chuẩn mực kế toán đề cập tới những vấn đề tương tự có liên quan.
  • Những khái niệm, điều kiện xác định và ghi nhận đối với từng loại tài sản, khoản nợ cần phải trả, mức thu nhập và chi phí được quy định trong chuẩn mực chung.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất về chuẩn mực kế toán số 21 VINA ACCOUNTING muốn gửi tới bạn. Mong rằng qua bài viết ngắn gọn này thì bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các quy định chung cũng như nội dung của chuẩn mực kế toán số 21.

Xem thêm: