Chính sách kế toán có thể hiểu là công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời giúp cho việc lập báo cáo tài chính tiện lợi và nhanh chóng hơn. Vậy thì làm thế nào để doanh nghiệp biết được đâu là chính sách kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình? Hãy cùng Vina Accounting giải đáp thắc mắc này kỹ hơn cũng như trả lời cho câu hỏi Chính sách kế toán là gì trong bài viết dưới đây.
I. Sơ lược về chính sách kế toán
Doanh nghiệp sử dụng những nguyên tắc, phương pháp và cơ sở trong kế toán cụ thể để tiến hành thực hiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) được hiểu là chính sách kế toán. Các ví dụ về chính sách kế toán có thể bao gồm các quy định liên quan đến nợ phải trả và hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái,…
II. Hướng dẫn thay đổi về chính sách kế toán
Trong chuẩn mực kế toán số 29, nguyên tắc nhất quán được đề ra rõ ràng như sau:
- Khi sử dụng chính sách kế toán thì các doanh nghiệp cần phải nhất quán giữa các giao dịch cũng như sự kiện tương tự.
- Nếu như không có chuẩn mực kế toán khác so với yêu cầu hay cho phép phân loại giữa các giao dịch, sự kiện tương tự tạo thành những nhóm nhỏ thì doanh nghiệp có thể áp dụng cùng một chính sách kế toán phù hợp nhất cho tất cả giao dịch và sự kiện tương tự.
Việc thay đổi một chính sách kế toán sẽ dẫn đến những thay đổi về nguyên tắc, phương pháp cũng như cơ sở kế toán cụ thể được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính. Do đó mà doanh nghiệp chỉ nên thay đổi chính sách kế toán khi thật sự cần thiết trong những trường hợp như sau:
- Nếu như có thay đổi theo như quy định pháp luật hay chuẩn mực, chế độ kế toán.
- Nếu như thay đổi này giúp cho việc cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn trong báo cáo tài chính.
Xem thêm:
- [Cập nhật] Chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp năm 2023
- [Cập nhật] Danh sách chuẩn mực kế toán quốc tế: IFRS và IAS
Nguyên tắc quan trọng được nhấn mạnh trong chuẩn mực kế toán số 29 chính là tính nhất quán
III. Thay đổi chính sách kế toán được áp dụng như thế nào?
Những trường hợp sau đây có thể ứng dụng các thay đổi của chính sách kế toán:
- Nếu như doanh nghiệp sử dụng thay đổi mới trong chính sách kế toán ở lần đầu tiên thì cần phải tuân thủ đầy đủ những hướng dẫn chuyển đổi cụ thể (nếu có) của chế độ và chuẩn mực kế toán tương ứng.
- Nếu như doanh nghiệp có thể áp dụng những thay đổi mới trong chính sách kế toán ở lần đầu tiên. Tuy nhiên, khi không có hướng dẫn chuyển đổi cụ thể thì doanh nghiệp cần sử dụng phi hồi tố cho chính sách, chế độ kế toán tương ứng.
- Nếu như doanh nghiệp có nguyện vọng tự thay đổi chính sách kế toán thì cần buộc phải hồi tố với chính sách, chế độ kế toán tương ứng.
IV. Hướng dẫn lựa chọn chính sách kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần áp dụng chính sách kế toán theo chuẩn mực IFRS quy định
Theo như chuẩn mực thì doanh nghiệp được phép lựa chọn theo những chính sách kế toán phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Tuy nhiên, mỗi chính sách kế toán khác nhau sẽ không giống về những thông tin kế toán được ghi trên báo cáo tài chính.
- Các doanh nghiệp khi lựa chọn chính sách kế toán thì cần dựa theo tiêu chuẩn, chuẩn mực IFRS do Ủy ban IFRS quy định. Đồng thời còn phải tuân thủ theo hướng dẫn từ Ủy ban diễn giải SIC (Chuẩn mực kế toán).
- Cần tìm hiểu nghiên cứu từ định nghĩa đến khung khái niệm để áp dụng chính sách kế toán và lập báo cáo tài chính chính xác hơn.
- Cần xem xét những nguyên tắc, quy định chung nhằm xây dựng nền tảng chuẩn mực kế toán trong ngành.
Ngoài ra, khi lựa chọn chính sách kế toán, doanh nghiệp còn phải tính toán sao cho vừa phù hợp với chuẩn mực vừa mang lại lợi nhuận tốt nhất cho mình. Đồng thời trình bày thông tin trên báo cáo tài chính theo như xu hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Như vậy, Vina Accounting vừa chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về chính sách kế toán. Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng hữu ích, đồng thời từ đó có được chính sách kế toán thích hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.