Chiết khấu thanh toán là khoản tiền mà người bán giảm cho người mua phụ thuộc vào các thỏa thuận của 2 bên. Khoản chiết khấu này sẽ không liên quan tới hàng hóa hư hỏng hoặc xảy ra bất kỳ lỗi nào, chỉ liên quan tới thời hạn thanh toán. Cùng Vina Accounting tìm hiểu thêm các thông tin về vấn đề này ngay sau đây.
Chiết khấu thanh toán là gì?
Chiết khấu thanh toán có tên gọi tiếng anh là Payment Discount. Đây là khoản tiền mà người bán tự nguyện chi trả, giảm trừ cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn trong hợp đồng. Tuy nhiên khoản chiết khấu này sẽ không liên quan tới việc hàng hóa hỏng hay xảy ra bất kỳ lỗi nào, chỉ liên quan tới thời hạn thanh toán.
Chính vì thế mà nó chỉ được hạch toán khi khách hàng trả tiền trước thời hạn mà cả 2 bên đã ký kết trong hợp đồng trước đó. Khác với chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng khi mua hàng với số lượng lớn.

Khi người bán hàng muốn đẩy nhanh mức độ thanh toán thì sẽ đưa ra điều khoản về giảm trừ chi phí cho người mua khi thanh toán trước thời hạn.Và theo đó để được hưởng mức ưu đãi này thì người mua sẽ cần tiến hành thanh toán các khoản tiền trong hợp đồng trước thời hạn.
Quy định thuế về chiết khấu thanh toán
Dưới đây là 3 quy định thuế về chiết khấu thanh toán mà bạn cần nắm được.
Chiết khấu thanh toán, không cần phải xuất hóa đơn cho người mua hàng
Để hiểu được lý do vì sao luật pháp quy định như vậy thì trước hết bạn cần hiểu được khái niệm của hóa đơn. Về bản chất thì hóa được như một loại giấy chứng từ do người bán lập, người bán cấp pháp cho bên còn lại. Trên đó có ghi đầy đủ các thông tin về số lượng hàng hóa, đơn giá,..
Chính vì thế mà chỉ khi nào phát sinh các hoạt động giao dịch thì bên bán mới cần xuất hóa đơn cho bên mua. Còn đối với chiết khấu thì không cần phải lập hóa đơn, đơn giản vì đây chỉ là một loại chi phí phát sinh mà bên bán sẵn sàng chịu để khuyến mãi cho bên mua trong trường hợp bên mua thanh toán tiền trước thời hạn.
Chiết khấu thanh toán không được tính vào khoản thu nhập chịu thuế
Các trường hợp được trừ vào khoản thu nhập chịu thuế sẽ được quy định trong điều 4, Thông Tư 6/2015/TT-BTC. Theo đó thì các doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây.
- Khoản chi phải có liên quan tới các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi cần có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của Pháp luật.
- Khoản chi có hóa đơn mua hàng với giá trị từ 20 triệu VNĐ trở lên đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Đồng thời trong quá trình thanh toán cần phải có đủ chứng từ thanh toán và không sử dụng tiền mặt.
Qua đó thì bạn có thể thấy rằng các khoản tiền chiết khấu thanh toán hoàn toàn hợp lý khi được tính vào chi phí khấu trừ. Bởi khoản phí này đã được ghi rõ ràng trong hợp đồng thanh toán và chứng từ thanh toán. Còn đối với bên mua thì khoản chiết khấu này sẽ được quy vào thu nhập chịu thuế. Điều này cũng đã được quy định tại Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Bên nhận chiết khấu thanh toán cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Để xác định rõ việc nộp thuế thu nhập cá nhân với khoản chiết khấu thanh toán thì bạn sẽ cần chia thành 2 trường hợp. Bao gồm cá nhân có kinh doanh và cá nhân không kinh doanh.
- Bên nhận chiết khấu là cá nhân không tham gia kinh doanh: Trong trường hợp này thì có thể hiểu đây là những người tiêu dùng cuối cùng. Họ mang hàng hóa về với mục đích sử dụng nên sẽ không cần phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Bên nhận chiết khấu là cá nhân tham gia các hoạt động kinh doanh: Được ban hành kèm thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm dựa trên doanh thu của bản thân.
Hạch toán chiết khấu thanh toán cho người bán và người mua
Sau đây là các thông tin về việc hạch toán chiết khấu cho cả 2 bên mua và bán. Cụ thể:
Đối với bên bán hàng
Chiết khấu thương mại
Trường hợp chiết khấu thương mại giảm trừ trên hóa đơn, có nghĩa là giá đã trừ chiết khấu chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng do người mua chưa đủ điều kiện để được hưởng chiết khấu hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu. Lúc này doanh thu ghi nhận theo giá chưa chiết khấu.
Sau thời điểm ghi nhận doanh thu nếu người mua hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu và giảm giá thì kế toán phải ghi nhận riêng từng khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp. Trong đó:
- Nợ TK 521 – Các khoản phí giảm trừ doanh thu, giá chưa có thuế.
- Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phí cần phải nộp, số thuế giảm do được chiết khấu thương mại.
- Có TK 131 – Phải thu của người mua hàng, tổng số tiền giảm giá.
Nếu như chiết khấu thương mại cần trả bằng tiền mà không giảm trừ hoặc điều chỉnh giá trên hóa đơn thì khoản chiết khấu sẽ không được giảm trừ thuế giá trị gia tăng phải nộp và cần ghi như sau:
- Nợ TK 521 – Các khoản phí giảm trừ doanh thu.
- Có TK 3335 (Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nếu như người nhận chiết khấu là cá nhân).
- Có TK 111 – Khoản tiền chiết khấu.
Chiết khấu thanh toán
Số tiền được chiết khấu thanh toán cần phải trả cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định trong hợp đồng. Khoản phí này sẽ được trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng. Bao gồm:
- Nợ TK 111, 112
- Nợ TK 635 – Chi phí chiết khấu thanh toán.
- Có TK 131 – Phải thu của người mua hàng.

Đối với bên mua hàng
Chiết khấu thương mại
Trường hợp các khoản chiết khấu thương mại nhận được sau khi mua nguyên, vật liệu thì kế toán sẽ phải căn cứ theo sự biến động về giá của nguyên vật liệu để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng theo số nguyên vật liệu còn tồn lại trong kho. Số đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc cho các hoạt động đầu tư xây dựng và xác nhận là đã tiêu thụ trong kỳ.
- Nợ các TK 111, 112, 331,..
- Có TK 152, 153, 156 (Trường hợp còn tồn kho)
- Có các TK 621, 623, 627,154,242 (Trường hợp đã xuất kho hết)
- Có TK 241 – Xây dựng cơ bản còn đang dở dang (Trường hợp sản phẩm đã được xác định tiêu thụ trong kỳ)
- Có các TK 641, 642 (Trường hợp dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý).
- Có TK 133 – Khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có).
Chiết khấu thanh toán
Khi trả cho người bán hàng, trường hợp được hưởng chiết khấu thanh toán thì khoản chiết khấu thanh toán trên thực tế được hưởng sẽ ghi nhận vào mức doanh thu hoạt động tài chính.
- Nợ TK 331 – Cần phải trả cho người bán hàng.
- Có TK 515.
- Có TK 111, 112.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất về chiết khấu thanh toán mà Vina Accounting muốn gửi tới bạn. Hy vọng thông qua bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thêm các kiến thức bổ ích về vấn đề này cũng như hiểu được thêm các quy định thuế về chiết khấu thanh toán.
Xem thêm: