Hướng Dẫn Cách Tính Quyết Toán Thuế TNCN Chi Tiết Nhất 2023

Với những cá nhân có nguồn thu nhập từ tiền lương và tiền công nằm trong ngưỡng phải nộp thuế TNCN thì cần thực hiện quyết toán thuế TNCN cho cơ quan Thuế theo quy định hiện hành. Trong bài viết này, VINA ACCOUNTING sẽ hướng dẫn bạn cách tính quyết toán thuế TNCN và một số vấn đề xoay quanh về thuế TNCN. 

Thuế thu nhập cá nhân là gì? 

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được hiểu là khoản tiền phải trích nộp từ nguồn thu nhập của người có tiền lương và tiền công nằm trong ngưỡng phải đóng thuế cho cơ quan Thuế. Hiện nay, thuế TNCN không áp dụng với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định phải đóng thuế. 

Đối với những người phải nộp thuế nhưng có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo luật. 

Vậy nên những người có thu nhập càng cao thì số tiền đóng thuế TNCN sẽ càng lớn. 

Định nghĩa thuế TNCN
Định nghĩa thuế TNCN

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN 2023 

Có hai đối tượng đóng thuế TNCN khác nhau gồm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Người nộp thuế cần xác định rõ mình ở trường hợp nào nhằm đóng thuế đúng, chuẩn. 

Cách tính thuế TNCN với cá nhân cư trú

Trường hợp 1: Cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên và có khoản thu nhập từ tiền lương và tiền công. 

  • Công thức tính áp dụng như sau: 

 Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất 

Trong đó: 

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ 
  • Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – các khoản được miễn thuế. 
  • Các bước tính theo công thực trên như sau: 

Bước 1: Tính tổng thu nhập (tiền lương) nhận được

Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế, bao gồm:

  • Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc giờ hành chính
  • Thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu Việt Nam hoặc nước ngoài theo đường vận tải quốc tế.

Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế = tổng tiền lương nhận được – các khoản được miễn thuế. 

Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ, bao gồm: 

  • Đối với người nộp thuế nhưng có người phụ thuộc, mức phụ thuộc là 4,4 triệu VNĐ/tháng.
  • Các khoản đóng bảo hiểm, từ thiện, khuyến học, nhân đạo và quỹ hưu trí. 

Bước 5: Tính thuế TNCN

Dưới đây là bảng tính thuế suất theo phương pháp lũy tiến từng phần như sau: 

Bậc  Phần thu nhập tính thuế/năm  Phần thu nhập tính thuế/tháng  Thuế suất 
1 60 triệu VNĐ  5 triệu VNĐ  5%
2 trên 60 triệu – 120 triệu VNĐ  trên 5 – 10 triệu VNĐ  10%
3 trên 120 triệu – 216 triệu VNĐ trên 10 triệu – 18 triệu VNĐ  15%
4 trên 216 triệu VNĐ – 382 triệu VNĐ  trên 18 triệu – 32 triệu VNĐ  20%
5 trên 384 triệu – 624 triệu VNĐ  trên 32 triệu – 52 triệu VNĐ 25%
trên 624 triệu – 960 triệu VNĐ  trên 52 triệu – 80 triệu VNĐ 30%
7 trên 960 triệu  trên 80 triệu VNĐ 35%

Từ đây, ta có thêm một bảng nữa tính theo phương pháp tối giản như sau: 

Bậc 1  Thu nhập tính thuế  Thuế suất  Cách tính số thuế TNCN phải nộp 
Cách tính 1  Cách tính 2 
1 Đến 5 triệu VNĐ 5% 0 triệu + 5% TNTT (thu nhập tính thuế  5% TNTT
2 Trên 5 triệu VNĐ – 10 triệu VNĐ  10% 0,25 triệu + 10% TNTT trên 5 triệu  10%TNTT – 0,25 triệu 
3 Trên 10 triệu VNĐ – 18 triệu VNĐ   15% 0,75 triệu + 15% TNTT trên 10 triệu  15% TNTT – 0,75 triệu 
4 Trên 18 triệu VNĐ – 32 triệu VNĐ 20%  1,95 triệu + 20% TNTT trên 18 triệu  20% TNTT – 1,65 triệu 
5 Trên 32 triệu VNĐ – 52 triệu VNĐ  25% 4,75 triệu + 25% TNTT trên 32 triệu  25% TNTT – 3,25 triệu 
6 Trên 52 triệu VNĐ – 80 triệu VNĐ  30%  9,75 triệu + 30% TNTT trên 52 triệu  30% TNTT – 5,85 triệu 
7 Trên 80 triệu VNĐ  35%  18,15 triệu + 35% TNCN trên 80 triệu  35% TNTT – 9,85 triệu. 
Cách tính thuế cá nhân 2023
Cách tính thuế cá nhân 2023

Trường hợp 2: Cá nhân cư trú ký HĐLĐ dưới 3 tháng

Thuế TNCN phải nộp = 10% x tổng thu nhập trước khi trả

Theo điểm (i) khoản 1 điều 25 Thông tư 111/2023/tt-BTC đã nêu rõ: 

“Cá nhân cư trú ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ mà có tổng thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền). 

Cách tính thuế TNCN với cá nhân không cư trú 

Thuế TNCN phải nộp = 20% x thu nhập chịu thuế 

Trong đó: 

  • Thu nhập chịu thuế tức là tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương, tiền thù lao, các nguồn thu nhập mang tính chất tiền lương, tiền công khác. 
Có hai cách tính thuế TNCN
Có hai cách tính thuế TNCN

Cách tính thuế thu nhập cá nhân online 

Bước 1: Vào hệ thống tính thuế TNCN trên website: https://luatvietnam.vn/tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan.html

Bước 2: Bắt buộc nhập vào ô tổng thu nhập.

Bước 3: Nhập số người phụ thuộc 

Bước 4: Nhận kết quả về thuế TNCN phải nộp. 

Ví dụ: Ông A có mức lương là 20 triệu đồng/tháng, có hai người phụ thuộc. Vì vậy,

  • Giảm trừ bản thân 11 triệu VNĐ
  •  Giảm trừ người phụ thuộc = 2 x  4,4 triệu = 8,8 triệu VNĐ 
  • Thu nhập chịu thuế = 20 triệu – 11 triệu – 8,8 triệu = 200 nghìn VNĐ

Ông A thuộc bậc 1 của bảng thuế suất (thu nhập đến 5 triệu VNĐ)

⇒ Thuế suất là 5%: 200 nghìn x 5% = 10 nghìn đồng) 

Như vậy, ông A cần phải nộp 10.000 đồng vào thuế TNCN 

Cách tính thuế TNCN online
Cách tính thuế TNCN online

Những câu hỏi thường gặp về thuế TNCN 

Hỏi: Năm 2019 tôi có ký HĐLĐ với một công ty M và tôi có thêm một khoản thu nhập vãng lai ký HĐLĐ với công ty N là 30.000.000 VNĐ. Vậy tôi có cần kê khai quyết toán thuế TNCN của khoản thu nhập vãng lai công ty N tại công ty M không? 

Đáp: Căn cứ Nghị định 126, các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên tại một doanh nghiệp và đang làm thực tế tại đó, có nguồn thu nhập vãng lai trung bình dưới 10 triệu VNĐ/tháng và có khấu trừ 10% thuế TNCN tại nguồn, nếu không có nhu cầu quyết toán khoản thu nhập tại công ty M thì cá nhân không cần phải quyết toán nguồn thu nhập vãng lai từ công ty N. 

Hỏi: Tôi đã nghỉ hưu 2 năm nay và có lương hưu 4,5 triệu đồng/tháng. Hiện tại do tôi vẫn đủ sức khỏe nên đang đi làm với mức lương 11 triệu đồng. Vậy tổng khoản thu nhập đó thì tôi có phải đóng thuế TNCN không? 

Đáp: Căn cứ vào Luật thuế TNCN đã ban hành quy định, tiền lương hưu 4,5 triệu đồng/tháng là thu nhập miễn thuế. Hiện tại bạn đi làm và có thu nhập là 11 triệu đồng thì cũng không cần đóng thuế TNCN và không phải quyết toán thuế bởi khoản giảm trừ bản thân là 11 triệu đồng/tháng. 

Hỏi: Hiện tại do lượng dự án nhiều nên công ty chúng tôi có tuyển thêm 10 bạn CTV với thu nhập trung bình 2 triệu đồng/tháng. Vậy khoản tiền đó có phải khấu trừ 10% để nộp thuế TNCN không? 

Đáp: Căn cứ vào Thông tư 111, lương của CTV không phải khấu trừ thuế TNCN. 

Hỏi: Cuối năm công ty có tổ chức buổi “Year end party” với chương trình bốc thăm trúng thưởng cho từng cá nhân và đội nhóm. Vậy khoản thưởng này có được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân hay không? 

Đáp: Theo khoản 2, điều 2 tại Thông tư 111 và Nghị định số 65 quy định: 

  • Nếu phần thưởng ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân; 
  • Nếu phần thưởng không ghi đích danh cá nhân cụ thể mà là một tập thể chung thì không tính vào mục chịu thuế TNCN. 
Các câu hỏi thường gặp về thuế TNCN
Các câu hỏi thường gặp về thuế TNCN

Trên đây là những chia sẻ của VINA ACCOUNTING về cách tính quyết toán thuế TNCN. Bạn có thể áp dụng các hướng dẫn trên để tính thuế thu nhập cá nhân hoặc tra cứu trên các trang tính thuế online chính thống. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin bổ ích cho bạn. Theo dõi các bài viết khác trên Vina Accounting bạn nhé. 

Xem thêm: