Phần trăm giảm giá là một dạng toán khá phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong các lĩnh vực đời sống như: ngân hàng, khuyến mãi mua sắm, phần trăm tăng trưởng, KPI,…Tại bài viết dưới đây của Vina Accounting, bạn sẽ được hướng dẫn cách tính phần trăm giảm giá nhanh và chính xác nhất.
Giới thiệu sơ lược công thức tính phần trăm giảm giá
Công thức cơ bản nào được dùng khi tính phần trăm giảm giá?
Để việc tính toán được chính xác, bạn cần nắm được công thức tính phần trăm giảm giá cơ bản:
Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá)/100)
Giải thích công thức:
Giả sử như bạn một món hàng được giảm giá x% thì số tiền bạn phải trả sau khi giảm giá là (100-x)% đối với giá gốc. Ví dụ sản phẩm “Bột giặt 1L” giảm giá 8% thì thành tiền mua hàng là 92% giá tiền gốc.
Phần trăm giảm giá được hiểu là gì?
Mức giá đã được giảm đi so với mức giá gốc ban đầu gọi là phần trăm giảm giá. Chúng được biểu diễn dưới dạng làm tròn và cách nhận diện là ký hiệu đơn vị phần trăm (%) đi kèm phía sau.

Phần trăm giảm giá được sử dụng ở đâu?
Cách tính phần trăm giảm giá thường được áp dụng khi doanh nghiệp, nhà phân phối thực hiện bán các sản phẩm với số lượng lớn. Bên cạnh đó, khách hàng cũng nên tìm hiểu để biết thêm thông tin về sản phẩm mà mình muốn mua.
Trong Marketing, giảm giá cho khách hàng có rất nhiều ý nghĩa: tri ân và giữ chân khách hàng cũ, thu hút thêm đối tượng khách hàng mới, đạt KPI doanh số, tăng lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự trên thị trường, xử lý hàng tồn kho, tăng độ nhận diện thương hiệu
Tổng hợp các công thức tính phần trăm giảm giá sản phẩm
Nếu bạn chưa biết về phần trăm giảm giá, bạn có thể tham khảo hai công thức sau đây:

Cách tính phần trăm giảm giá nhanh chóng nhất
Số tiền được giảm = (Số phần trăm giảm giá * Giá tiền gốc)/100%
Ví dụ: Một chiếc máy lạnh được bán với giá 11.285.000 đồng. Nhân dịp Black Friday, cửa hàng khuyến mãi giảm 12% . Vậy số tiền sau khi được khuyến mãi là bao nhiêu?
Cách tính chi tiết:
Số tiền được giảm khi mua máy lạnh là: (12*11.285.000)/100 = 1.354.200 đồng.
Có nghĩa là khách hàng sẽ tiết kiệm được 1.354.200 đồng nếu mua máy lạnh đó tại cửa hàng vào dịp Black Friday.
Cách tính giá gốc sau khi được giảm giá của sản phẩm
Công thức:
Giá tiền gốc = Giá sản phẩm sau khi giảm / Phần trăm còn lại sau khi đã chiết khấu
Ví dụ: Khách hàng mua một túi bột giặt có giá trị 350.000đ và cửa hàng đã ghi giảm giá 20% so với giá gốc. Vậy giá tiền gốc của túi bột giặt đó nlà bao nhiêu?
Cách tính:
- Bước 1: Do được giảm 20%, nên phần trăm còn lại sau khi giảm giá là 100% – 20% = 80%
- Bước 2: Tiếp theo, 350.000/ 80% = 437.500 đồng
Như vậy, giá gốc của túi bột giặt đó là 412.500 đồng.
FAQ: Những câu hỏi thường gặp khi tính giảm giá phần trăm
Trong quá trình tính toán phần trăm giảm giá, bạn có thể gặp phải những thắc mắc thường gặp dưới đây như sau:
Làm cách nào để biết mức giảm giá đó có hấp dẫn?
- Mức độ giảm giá: một chương trình giảm giá hấp dẫn khi nó có mức độ từ 50% trở lên.
- Giảm giá theo thời vụ: một chương trình giảm giá chỉ được áp dụng vào một thời gian nhất định sẽ kích nhu cầu khách hàng mua sắm bởi cảm giác khan hiếm.
- Một số chương trình giảm giá được đưa ra với nhiều mục đích: tăng doanh số, thanh lý hàng tồn, tri ân khách hàng thân thiết, sản phẩm sắp lỗi thời hay không còn là xu hướng.

Tại sao tính phần trăm giảm giá lại quan trọng?
Đối với doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh và cả khách hàng thì phần trăm giảm giá mang đến nhiều lợi ích cho họ:
Đối với thương hiệu, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh, đây là phương pháp giúp:
- Khách hàng nhận biết được mức độ ưu đãi của sản phẩm.
- Tăng doanh số bán hàng và thu hút số lượng khách hàng.
- Tạo thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
- Đưa sản phẩm, chi nhánh cửa hàng mới đến gần người tiêu dùng hơn.
Đối với khách hàng:
- Mua được sản phẩm cần thiết với giá ưu đãi và thấp hơn giá gốc.
- Được trải nghiệm sản phẩm mới với mức giá hợp lý.
Khi nào nên mua sản phẩm giảm giá?
Mặc dù, sản phẩm giảm giá mang giúp người tiêu dùng tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ khi mua hàng ở các chương trình giảm giá tránh lãng phí không đáng có:
- Về thời hạn sử dụng sản phẩm và độ tương thích công nghệ (đối với sản phẩm điện tử, công nghệ): rất nhiều người vì sản phẩm có phần trăm giảm giá cao mà quên mất rằng họ có thể không thể sử dụng nếu sản phẩm sắp hết hạn sử dụng hoặc sản phẩm đó đã lỗi thời, không còn thích hợp để sử dụng.
- Sản phẩm giảm giá với chất lượng và số lượng áp dụng như thế nào: một số kẻ buôn bán lừa đảo lợi dụng sự ham thích sản phẩm giảm giá mà cố tình đưa ra chương trình khuyến mãi với sản phẩm kém chất lượng, hoặc số lượng không rõ ràng để người mua hàng sập bẫy.
- Mua quá nhiều sản phẩm được giảm giá mà không cần dùng đến sẽ là tác dụng ngược nếu họ không biết quản lý mua sắm thật tốt.
- Tâm lý khách hàng đa số đều cho rằng giá cả đi liền với chất lượng. Chính vì vậy, giá sản phẩm được bán ra với mức giá rẻ, thậm chí còn có giảm giá sẽ khiến khách hàng cho rằng sản phẩm đó không đạt chất lượng cao. Đồng thời, giá trị thương hiệu cũng có thể bị ảnh hưởng.

Phần trăm giảm giá có áp dụng với mọi sản phẩm?
Thật khó để có thể nói rằng mọi sản phẩm đều có thể áp dụng phần trăm giảm giá, bởi mỗi một loại sản phẩm sẽ có một chiến lược sản phẩm khác nhau. Có rất nhiều cách để khuyến mãi không riêng gì phần trăm giảm giá như: mã khuyến mãi, mã tích điểm, quà đi kèm dùng thử, freeship,… Tùy thuộc vào giá trị và loại hình sản phẩm mà áp dụng chương trình khuyến mãi.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên của Vina Accounting đã hướng dẫn bạn cách tính phần trăm giảm giá chi tiết. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu được ý nghĩa của phần trăm giảm giá và thực hiện phép toán này một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ công, thủ tục hành chính, kế toán, kiểm toán có thể tham khảo các bài viết khác tại Vina Accounting nhé!
Xem thêm: