Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính được quy định tại Thông tư 200. Trong đó, thuyết minh báo cáo tài chính (BCTC) là 1 phần của báo cáo tài chính. Bản thuyết minh này được dùng để phân tích và làm rõ các số liệu được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Vina Accounting sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Vì sao cần lập thuyết minh báo cáo tài chính?
Thuyết minh là một việc quan trọng và là một phần của báo cáo tài chính (BCTC). Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính được quy định theo mẫu số B09-DN của Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành. Đối với các doanh nghiệp thì bản thuyết minh BCTC được dùng để mô tả chi tiết dữ liệu, thông tin trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp.
Dựa trên thuyết minh BCTC, doanh nghiệp có thể giải thích và bổ sung thêm các thông tin về tình hình hoạt động, tài chính, cung ứng – kinh doanh. Cũng như kết quả marketing cụ thể mà doanh nghiệp không thể mô tả rõ ràng và chi tiết trong những bản báo cáo khác.

Qua đó, nhà đầu tư có cơ sở để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Thuyết minh BCTC cũng giúp doanh nghiệp thu hút được nhà đầu tư bằng những minh chứng số liệu cụ thể. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của công ty.
Ngoài ra, bản thuyết minh BCTC cũng có thể biểu thị các thông tin khác nếu cần thiết cho việc trình bày. Tuy nhiên các thông tin phải đảm bảo có tính trung thực, khoa học và hợp lý về cách lập thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Vậy cách lập thuyết minh báo cáo tài chính có nguyên tắc như thế nào?
Nguyên tắc khi lập thuyết minh báo cáo tài chính
Hiện nay cách lập thuyết minh báo cáo tài chính được thực hiện dựa theo các quy định của Thông tư 200 hoặc Thông tư 133. Trong đó, Thông tư 200 được áp dụng cho tất cả doanh nghiệp còn Thông tư 133 chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bản thuyết minh BCTC của một doanh nghiệp bắt buộc phải tuân theo các nguyên tắc dưới đây.
Nguyên tắc 1: Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật của Chuẩn mực kế toán về cách Trình bày BCTC và hướng dẫn liên quan tại Chế độ BCTC

Nguyên tắc 2: Đối với cách lập thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ thì có Bản thuyết minh BCTC theo quy định của Chuẩn mực kế toán về BCTC giữa niên độ và Thông tư hướng dẫn liên quan
Nguyên tắc 3: Nội dung cần có theo đúng quy định và hợp pháp trong cách lập thuyết minh báo cáo tài chính phải chứa đựng đầy đủ những nội dung sau:
- Cơ sở lập và trình bày BCTC theo quy định của Bộ Tài Chính
- Các thông tin cần có theo quy định của Chuẩn mực kế toán nhưng chưa được trình bày rõ trong các BCTC khác
- Bản thuyết minh phải cung cấp các thông tin cần thiết, trung thực và hợp lý nhưng chưa được trình bày trong BCTC của doanh nghiệp
- Cách thức trình bày trong bản thuyết minh phải có hệ thống theo đúng quy định về cách lập thuyết minh báo chính tài chính
Những cơ sở lập thuyết minh báo cáo tài chính
Như đã đề cập thì lập thuyết minh BCTC là một việc quan trọng đối với các kế toán viên. Về cách lập thuyết minh báo cáo tài chính đã được quy định rõ tại Thông tư 200. Theo đó, cơ sở để lập bản thuyết minh này gồm có:

- Căn cứ vào các bảng báo cáo tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp
- Căn cứ vào các số liệu: Sổ kế toán tổng hợp; Sổ và thẻ kế toán yếu tố; Bảng tổng hợp chi tiết số liệu liên quan
- Căn cứ vào dữ liệu năm trước: Bản thuyết minh TC của những năm trước và tốt nhất là ưu tiên bản thuyết minh của năm gần nhất
- Căn cứ vào thực tế: Tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp; Các tài liệu liên quan tình hình tài chính, hoạt động khác
Nội dung và phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính
Căn cứ theo các quy định và hướng dẫn cách lập thuyết minh báo cáo tài chính thì gồm có 9 nội dung. Dưới đây là nội dung và phương pháp cùng cách lập thuyết minh báo cáo tài chính theo chỉ tiêu cụ thể mà bạn có thể tham khảo.
Nội dung – phương pháp lập chỉ tiêu về đặc điểm hoạt động doanh nghiệp:
- Hình thức doanh nghiệp – Hợp danh/Tư nhân; Vốn Nhà nước; TNHH; Cổ phần;…
- Lĩnh vực hoạt động – Công nghiệp; dịch vụ; Nông nghiệp; Thương mại, Điện tử;…
- Ngành nghề kinh doanh – Nêu rõ đặc điểm và hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp
- Chu kỳ sản xuất/ kinh doanh – Nêu rõ chu kỳ, nếu chu kỳ kéo >12 tháng thì lập thêm 1 bản thuyết minh và chu kỳ sản xuất/ kinh doanh bình quân
- Cấu trúc doanh nghiệp – Danh sách các công ty con; công ty liên doanh hoặc đơn vị trực thuộc
Nội dung – Phương pháp lập chỉ tiêu về kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng:
- Kỳ kế toán (1 năm) – Tính theo năm dương lịch và nêu cụ thể từ ngày… đến ngày…
- Đơn vị tiền tệ – Ghi rõ đơn vị tiền tệ là Đồng Việt Nam hoặc lựa chọn đơn vị tiền tệ khác theo Luật kế toán
Nội dung – Phương pháp lập chỉ tiêu về chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:
- Chế độ kế toán doanh nghiệp – Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ; Kế toán xây lắp; Kế toán doanh nghiệp đặc thù
- Chuẩn mực – Tuyên bố về việc tuân thủ và cam kết thực hiện theo Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Nội dung và phương pháp lập chỉ tiêu về chính sách kế toán trong trường hợp giả định hoạt động liên tục:
- Nguyên tắc chuyển đổi BCTC – Lập bản thuyết minh chuyển đổi từ ngoại tệ sang Đồng Việt Nam
- Nguyên tắc ghi nhận – Các khoản tiền/ khoản tương đương tiền; hàng tồn kho; khoản vay/ nợ phải trả thuê tài chính; vốn hóa khoản chi phí đi vay
- Nguyên tắc kế toán – Các khoản đầu tư tài chính; khoản nợ phải thu; khoản khấu hao tài sản; hợp đồng hợp tác kinh doanh; thuế TNDN tạm hoãn; chi phí trả trước; nợ phải trả
- Chính sách – Các loại tỷ giá hối đoái và cách xác định lãi suất thực tế áp dụng trong kế toán
Nội dung – Phương pháp lập chỉ tiêu về chính sách kế toán trong trường hợp giả định không hoạt động liên tục:
- Chính sách – Tái phân loại tài sản và các khoản nợ phải trả từ dài hạn thành ngắn hạn
- Nguyên tắc xác định – Các khoản đầu tư tài chính; khoản phải thu/ trả; hàng tồn kho; các bất động sản đầu tư; các loại tài sản khác;…
Nội dung – Phương pháp về thông tin bổ sung cho Bảng cân đối kế toán:
- Các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu – Cần trình bày và phân tích chi tiết các số liệu
Nội dung – Phương pháp lập chỉ tiêu về thông tin bổ sung:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Trình bày, phân tích chi tiết các số liệu trong Báo cáo giúp người đọc hiểu rõ về các khoản doanh thu, chi phí
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Trình bày, phân tích số liệu trong Báo cáo giúp người đọc hiểu rõ về những yếu tố ảnh hưởng lưu chuyển tiền trong kỳ
- Thông tin khác (Nếu có) – Có thể cung cấp thông tin bằng chữ viết, số liệu theo quy định về Chuẩn mực kế toán
Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính đúng chuẩn là một việc cần thiết trong lĩnh vực tài chính. Qua đó, bản thuyết minh sẽ giúp doanh nghiệp và cả nhà đầu tư nắm rõ tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của thuyết minh BCTC. Đừng quên theo dõi Vinaaccounting.vn để tìm đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về các thủ tục hành chính nhé.
Xem thêm: