Nếu bạn là người làm tự do hoặc cá nhân tự kinh doanh và đang muốn đăng ký mã số thuế cá nhân? Nghe có vẻ khá khó khăn nhưng đừng lo, ngay trong bài viết dưới đây Vina Accounting sẽ chia sẻ đầy đủ các thông tin mới nhất về cách đăng ký mã số thuế cá nhân. Việc có mã số thuế không chỉ đơn giản là yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý mà còn giúp bạn tránh được những rắc rối không cần thiết.
Mã số thuế cá nhân là gì?
Trước khi đi tới tìm hiểu về cách đăng ký mã số thuế cá nhân thì bạn cần nắm được rõ về khái niệm mã số thuế là gì. Mã số thuế hay MST cá nhân là mã định duy nhất được gán cho từng cá nhân tại Việt Nam. Loại mã này được sử dụng để tuân thủ thuế kê khai thu nhập, giao dịch tài chính và các tài liệu quan trọng khác.

Mã số thuế cá nhân bao gồm từ 10 tới 13 chữ số và mỗi chữ số đều sẽ mang một ý nghĩa cụ thể. Theo điều 5 khoản 3 của Luật Quản Lý thuế 2019 thì pháp luật quy định mã số thuế cá nhân chỉ một dãy số bao gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số cùng các ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế, phục vụ trong việc quản lý thuế.
Tầm quan trọng của mã số thuế cá nhân đối với mỗi người
Như thông tin đưa ra bên trên thì mã số thuế là mã số duy nhất được cơ quan thuế tại Việt Nam cấp cho mỗi cá nhân. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thuế của đất nước, giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi và xác định được việc nộp thuế cùng các hoạt động chịu thuế của người dân.
Đối với mỗi cá nhân thì việc có mã số thuế không chỉ là sự bắt buộc về mặt pháp lý mà còn mang tới nhiều lợi ích. Đầu tiên đó chính là nó cho phép các cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế của bản thân, đây cũng là điều cần thiết để tuân thủ luật pháp.

Bên cạnh đó mã số thuế cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản giao dịch tài chính khác nhau. Ví dụ như mở tài khoản ngân hàng, vay tiền hoặc mua và bán các loại tài sản khác. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp, cơ quan cũng đưa ra yêu cầu phải có mã số thuế cá nhân trước khi họ có thể ký kết hợp đồng làm việc hoặc cung cấp dịch vụ.
Thêm vào đó việc sở hữu mã số thuế cũng là bằng chứng về thu nhập và đóng góp thuế của mỗi người. Từ đó giúp người nộp thuế nhanh chóng tiếp cận được các dịch vụ và lợi ích công cộng khác nhau như an ninh, xã hội, chăm sóc sức khỏe và giáo dục,.. Trong một vài trường hợp khác việc có MST còn được khấu trừ hoặc miễn thuế, điều này có thể giúp các cá nhân tiết kiệm được một khoản tiền trên hóa đơn thuế của họ.
Nhìn chung thì việc có mã số thuế cá nhân không chỉ là một yêu cầu pháp lý ở Việt Nam mà còn là một phần thiết yếu để trở thành một công dân có trách nghiệm và đóng góp cho sự phát triển chung của toàn bộ quốc gia.
Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân trực tiếp và online
Để đăng ký mã số thuế thành công thì người nộp thuế có thể thực hiện theo 2 cách sau đây.
Đăng ký mã số thuế cá nhân theo kiểu trực tiếp
Sau đây là 3 giai đoạn mỗi đối tượng cần chuẩn bị.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Tùy vào mỗi đối tượng khác nhau mà việc đăng ký thuế sẽ có một số giấy tờ khác nhau đi kèm, cụ thể:
Cá nhân đang làm việc tại các tổ chức Quốc tế, đại sứ quán,.. tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện việc khấu trừ thuế. Hồ sơ đăng ký sẽ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số (05-ĐK-TCT)
- Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao của giấy chứng minh nhân dân đang còn hiệu lực đối với mỗi cá nhân có quốc tịch Việt Nam.
- Bản sao hộ chiếu vẫn còn đang có hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam nhưng đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Cá nhân đang làm việc cho các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài. Hồ sơ đăng ký thuế sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy tờ quy định trong trường hợp bên trên.
- Bản sao văn bản bổ nhiệm của tổ chức sử dụng lao động trong các trường hợp cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân được cử sang Việt nam làm việc nhưng lại nhận mức thu nhập từ nước ngoài.
Cá nhân đang phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuê hoặc tờ khai thuế.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao của căn cước công dân hoặc bản sao của hộ chiếu.
- Các loại tài liệu liên quan.
Cá nhân thuộc vào trường hợp khác, đăng ký thuế ngay ở nơi cư trú. Hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế.
- Bản sao thẻ căn cước công dân đang sử dụng hoặc bản sao của giấy chứng minh nhân.
- Bản sao hộ chiếu vẫn còn đang có hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài.

Tiếp nhận hồ sơ
Đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế. Sau đó tiến hành đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với các trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được nộp trực tiếp. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu điện thì cơ quan thuế sẽ đóng dấu tiếp nhận và ghi ngày nhận hồ sơ cùng số văn thư của cơ quan thuế.
Trả kết quả
Công chức thuế sẽ viết phiếu hẹn trả kết quả đối với những ai nộp theo kiểu trực tiếp tại cơ quan thuế. Thời hạn xử lý hồ sơ sẽ tùy thuộc vào từng loại hồ sơ đã tiếp nhận.
Đăng ký mã số thuế cá nhân theo kiểu trực tuyến
Nếu không thể qua trực tiếp cơ quan thuế thì người nộp thuế có thể thực hiện theo hướng dẫn cách đăng ký thuế thu nhập cá nhân online ngay sau đây.
- Bước 1: Người nộp truy cập thành công vào trang thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế.

- Bước 2: Tiến hành đăng nhập, người nộp chọn mục tương ứng với đối tượng. Tại đây cá nhân thực hiện việc đăng ký click vào mục “Cá nhân”.
- Bước 3: Chọn “Đăng ký thuế lần đầu”.

- Bước 4: Lúc này ở phần góc trái chọn “Kê khai và nộp hồ sơ”
- Bước 5: Chọn đối tượng tương ứng để xác minh hồ sơ và các thông tin cần phải điền.

- Bước 6: Điền thông tin có trong bảng hệ thống yêu cầu và chọn “Tiếp tục”.
- Bước 7: Cung cấp các thông tin theo mẫu bên dưới.

- Bước 8: Sau khi điền xong các thông tin thì người nộp chọn mục “Hoàn thành kê khai” để kết thúc việc đăng ký.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất về cách đăng ký mã số thuế cá nhân mà Vina Accounting muốn gửi tới bạn. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể nắm được chính xác các bước thực hiện đăng ký đăng ký mã số thuế thành công. Chúng tôi còn có rất nhiều các bài viết khác về quy trình đăng ký, kê khai liên quan tới luật lao động, cùng đón xem thêm nhé.
Xem thêm: