Mẫu Biên Bản Xác Nhận Công Nợ Và Những Lưu Ý Cần Biết

Nhằm mục đích làm rõ những vấn đề tài chính giữa hai bên khi tham gia đối tác với nhau   thì thông thường chúng ta phải tiến hành lập biên bản xác nhận công nợ. Điều này vô cùng hữu ích khi xuất hiện những những khoản nợ được phát sinh nhiều lần, qua lại lẫn nhau, ngoài ra nó còn để đối trừ công nợ và xác nhận thêm những khoản nợ còn sót lại tính đến thời điểm thực hiện xác nhận công nợ. Vậy biên bản công nợ được hiểu như thế nào? Có bao nhiêu loại biên bản và cách phân biệt chúng? Hãy để Vina Accouting mang đến câu trả lời về những vấn đề trên chi tiết nhất qua bài viết dưới đây nhé.

Công nợ là gì?

Trong trường hợp các doanh nghiệp có phát sinh về nghiệp vụ chẳng hạn như mua/bán những sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ,…; phát sinh thanh toán bằng tiền trong một kỳ cho một cá nhân hay tổ chức khác. Đối với khoản tiền nợ còn lại được tính sang kỳ sau thì khoản tiền nợ còn lại đấy sẽ được hiểu như là công nợ.

Khái niệm công nợ được hiểu như thế nào
Khái niệm công nợ được hiểu như thế nào

Có thể hiểu một cách đơn giản theo quy định pháp luật về định nghĩa của công nợ là: Công nợ chính là một loại nghĩa vụ dân sự mà bên nào có nghĩa vụ này phải thực hiện thanh toán cho nhau những khoản tiền chưa được thanh toán hết.

Mẫu biên bản xác nhận công nợ mới nhất 2023

Biên bản xác nhận công nợ luôn là một trong những văn bản vô cùng quen thuộc với những công ty kinh doanh, hoạt động buôn bán. Việc các bên cùng xác nhận công nợ sẽ mang lại tính minh bạch cho những khoản vay chưa được thanh toán giữa cá nhân – doanh nghiệp, cũng như để tránh những sai sót hay thắc mắc về sau.

Hiện nay có những mẫu biên bản xác nhận công nợ khác nhau tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể tham khảo những mẫu mới nhất năm 2023 mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây để chọn lựa cho phù hợp nhất:

  • Mẫu biên bản thứ nhất: Biên bản xác nhận công nợ dành cho công ty
Mẫu biên bản thứ nhất
Mẫu biên bản thứ nhất
  • Mẫu biên bản thứ hai: Biên bản bàn giao công nợ
Mẫu biên bản thứ hai
Mẫu biên bản thứ hai
  • Mẫu biên bản thứ ba: Biên bản xác nhận công nợ dành cho cá nhân, bạn có thể tham khảo dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————–

BIÊN BẢN XÁC NHẬN NỢ

Hôm nay, ngày … tháng … năm… tại……….., chúng tôi gồm:

  1. BÊN A: Ông………

Số CMND/ CCCD:…..

Điện thoại:…

Email:…..

Chỗ ở hiện nay:….

  1. BÊN B: Ông.…………

Số CMND/CCCD:………

Điện thoại:………

Email:………

Chỗ ở hiện nay:………

Cùng thống nhất ký kết Bản thỏa thuận với những điều, khoản sau:

Điều 1: Thỏa thuận xác nhận nợ:

Qua đối chiếu xác nhận, hai bên thống nhất xác nhận tính đến ngày … tháng… năm… Bên B nợ Bên A tổng số tiền là:………….VNĐ (bằng chữ:…………….), trong đó:

– Nợ gốc:……..…. VNĐ;

– Lãi: ……………… VNĐ.

Điều 2: Cam kết của Bên A:

– Bên A sẽ tạo điều kiện tốt nhất để Bên B có thể hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết.

– Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ sau khi Bên A thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.

Điều 3: Cam kết của Bên B:

– Bên B cam kết thanh toán cả nợ gốc và lãi trước ngày… tháng… năm…

– Nếu Bên B chậm trả theo thỏa thuận thì sẽ chịu trách nhiệm đối với số tiền chậm trả tương ứng với mức lãi suất là …%/ ngày.

Điều 4: Điều khoản chung:

– Biên bản này có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết.

– Biên bản được sao thành hai bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản.

Bên A Bên B

Phân biệt các loại công nợ hiện nay

Công nợ có thể phân biệt thành 2 loại như:

Công nợ phải thu: Bao gồm khoản tiền bán sản phẩm/hàng hóa/ dịch vụ cho khách hàng thế nhưng chưa thu được tiền,…

Những khoản công nợ phải thu gồm có tiền bán sản phẩm/hàng hóa/ dịch vụ cho khách hàng thế nhưng chưa thực hiện thu tiền, hay là những khoản đầu tư tài chính. Kế toán công nợ cần phải có động thái theo dõi theo từng  đối tượng riêng biệt, cụ thể và bên cạnh đó cũng nên thực hiện phân loại nhóm đối tượng để có thể kiểm soát công nợ hiệu quả nhất.

Công nợ gồm có hai loại khác nhau
Công nợ gồm có hai loại khác nhau

Công nợ phải trả: Đây là khoản tiền phải trả cho nhà cung cấp về các công cụ dụng cụ, vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… mà các doanh nghiệp chưa thực hiện thanh toán tiền.

Những khoản công nợ phải trả gồm có các khoản tiền phải trả cho nhà cung cấp về công cụ dụng cụ, vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm/hàng hóa/ dịch vụ… mà các doanh nghiệp chưa thực hiện thanh toán tiền. Tương tự như công nợ phải thu, kế toán công nợ cũng cần theo dõi những khoản công nợ phải trả cho từng đối tượng.

Có được chuyển giao công nợ cho bên thứ ba không?

Theo như các quy định tại Điều 370 của Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về chuyển giao nghĩa vụ, cụ thể như sau:

“Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ

  1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
  2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”

Như vậy có thể thấy rằng việc chuyển giao công nợ cho bên thứ ba chính là sự thoả thuận giữa bên chuyển giao và bên chấp nhận chuyển giao – người thứ ba dựa trên cơ sở có được sự đồng ý của người đó. Khi được chuyển giao công nợ thì bên chấp nhận chuyển giao phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán các công nợ.

Trên đây là bài viết về khái niệm công nợ là gì, biên bản xác nhận công nợ gồm có những mẫu nào mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để ứng dụng trong cuộc sống. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, liên hệ ngay Vina Accounting để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Xem thêm: