Hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp dựa trên nhiều yếu tố khác nhau và trong đó báo cáo tình hình tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng. Thông qua việc này giúp ban lãnh đạo nắm bắt được chi tiết về quá trình kinh doanh, doanh thu,…của tổ chức. Vậy cách lập báo cáo tài chính chính xác như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết chi tiết dưới đây của Vina Accounting.
Báo cáo tình hình tài chính là gì?
Hiểu theo một cách đơn giản, báo cáo tài chính là một hình thức trình bày bức tranh tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những người quan tâm đến bản báo cáo này thường là giám đốc, chủ doanh nghiệp, các đơn vị đối tác hoặc các cổ đông, nhân viên trong công ty, đơn vị thuế.
Theo quy định của Luật Kế Toán, báo cáo tài chính là tổng hợp những báo cáo về hệ thống thông tin kinh tế và tình hình tài chính kinh doanh của một doanh nghiệp. Về mặt hình thức, báo cáo được trình bày theo mẫu bảng biểu đã quy định tại chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán.
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần lập báo cáo tài chính hàng năm, đây không chỉ là công cụ giúp tính toán doanh thu, khả năng phát triển của doanh nghiệp mà còn là căn cứ quan trọng để tiến hành tính thuế. Bên cạnh đó cũng có thể tiến hành làm báo cáo quý hoặc báo cáo tháng tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của báo cáo tình hình tài chính
Không phải ngẫu nhiên các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cần tiến hành lập báo cáo tài chính hàng năm. Trên thực tế hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của bất cứ doanh nghiệp nào, kể cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bức tranh tổng thể của doanh nghiệp: Báo cáo tài chính là những thông tin tổng thể, bao quát nhất được trình bày giúp phản ánh được về tài sản, doanh thu, khoản nợ và kết quả kinh doanh trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua bức tranh này, chủ doanh nghiệp và các bên liên quan có thể đưa ra các chiến lược phù hợp trong tương lai.
Lên chiến lược phát triển: Nhờ có báo cáo tài chính, các doanh nghiệp sẽ có căn cứ để tiến hành phân tích, nghiên cứu những khả năng phát triển, từ đó lập lên một chiến lược toàn diện nhất.
Quản lý và điều hành: Một chức năng khác mà báo cáo tài chính của doanh nghiệp mang lại chính là hỗ trợ việc quản lý và điều hành hiệu quả hơn. Thông qua phân tích để thấy được điểm mạnh, điểm yếu cần cải thiện và phát huy.
Huy động nguồn vốn: Báo cáo tài chính là minh chứng quan trọng nhất giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư. Nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định, việc thu hút vốn từ các doanh nghiệp, cổ đông sẽ được nâng cao hơn và ngược lại.
Theo dõi tài sản: Trong kinh doanh, việc lên báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các luồng tiền ra – vào, lãi – lỗ và các khoản nợ, từ đó điều chỉnh các hoạt động chi tiêu sao cho phù hợp nhất.

Mẫu báo cáo tình hình tài chính mới nhất hiện nay
Hiện nay có nhiều mẫu báo cáo tài chính bạn có thể sử dụng cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là một vài mẫu điển hình, phổ biến nhất:
Mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 133

Mẫu báo cáo cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Mẫu báo cáo cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Hướng dẫn cách lập báo cáo tình hình tài chính chi tiết
Việc lập báo cáo tình hình tài chính cần được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học dựa trên các nguồn thông tin chính xác và minh bạch. Trong đó một bản báo cáo đầy đủ cần có những nội dung chính dưới đây:
Tiền và các khoản tương đương: Đây là nội dung tổng quát tình hình về toàn bộ số tiền của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bao gồm các loại tiền mặt, gửi ngân hàng, các khoản tương đương khác. Bên cạnh đó các nguồn tiền cũng cần phần loại thành tiền đã quá hạn, chưa thu được,…để ban quản lý dễ dàng theo dõi hơn.
Tình hình đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính là các khoản đầu tư đã trừ đi dự phòng tổn thất. Tuy nhiên không bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền cũng như các khoản vay.
Hàng tồn: Hàng tồn kho cũng là một nội dung thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, phản ánh giá trị của hàng tồn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm tiến hành báo cáo.
Các khoản phải thu: Bao gồm phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, tài sản thiếu chờ xử lý, dự phòng phải thu khó đòi và phải thu khác.
Tài sản cố định: Là tài sản phản ánh nguyên giá hoặc đã hao mòn của các loại tài sản cố định tại thời điểm tiến hành làm báo cáo của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Bất động sản đầu tư: Thể hiện nguyên giá các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo khi đã trừ đi số tổn thất do suy giảm giá trị của bất động sản dùng để nắm giữ chờ tăng giá.
Tài sản khác: Được tính gồm phần thuế giá trị gia tăng được khấu trừ cũng như các tài sản khác thuộc doanh nghiệp trong thời điểm làm báo cáo như chi phí trả trước, thuế, các khoản nộp thừa,…
Tổng cộng tài sản: Là tổng hợp của tất cả các yếu tố trên thể hiện tổng tài sản hiện có và tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp tại chính thời điểm tiến hành làm báo cáo.
Nguồn vốn: Bao gồm có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, thể hiện các khoản nợ cần trả của doanh nghiệp cũng như các nguồn vốn kinh doanh của chủ sở hữu, cổ đông trong công ty.
Tổng cộng nguồn vốn: Là tổng hợp các nguồn vốn hình thành và tạo nên tài sản chung của doanh nghiệp ở thời điểm tiến hành báo cáo.

Những lưu ý khi lập báo cáo tình hình tài chính
Trong quá trình tiến hành lập báo cáo tài chính, có một số lưu ý nhất định người thực hiện cần tuân thủ để tránh gặp phải sai sót hoặc thiếu sót số liệu. Một số lưu ý chính bao gồm:
- Các khoản phí cuối năm được thanh toán vào đầu năm mới sẽ được ghi vào chi phí năm cũ.
- Người thực hiện bắt buộc phải tiến hành kiểm kê tài sản vào thời điểm cuối năm, tiền mặt cũng cần kiểm kê vào cuối năm.
- Những khoản cần phải trích trước bao gồm: chi phí trả trước, khấu hao hàng tồn, đầu tư và dự phòng khó trả.
- Tính doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính, doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại doanh thu khác.
- Làm bản đối chiếu công nợ phải thu phải trả, tiền tạm ứng, tiền ngân hàng, nguồn tiền mặt, tiền thuế giá trị gia tăng,…
Trong quá trình lập báo cáo tình hình tài chính sẽ xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết do đó người thực hiện cần hết sức chú ý trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó tùy thuộc vào từng doanh nghiệp sẽ có cách thức lập báo cáo khác nhau. Mong rằng bài viết của VINA ACCOUNTING sẽ mang lại cho bạn đọc những kiến thức liên quan, cần thiết phục vụ cho quá trình làm việc của bản thân.
Xem thêm: