Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì? Các Quy Định Cần Phải Biết

Báo cáo tài chính là một văn bản cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó không chỉ phản ánh tình hình tài chính của công ty mà còn là nguồn thông tin cực kỳ quan trọng cho các nghiệp vụ như: kế toán, nhà đầu tư… Vậy bạn đã biết báo cáo tài chính gồm những gì? Quy định của báo cáo tài chính ra sao? Bài viết dưới đây Vina Accounting sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!

Thế nào là báo cáo tài chính?

Báo cáo tài chính là những thông tin kinh tế được trình bày dưới dạng bảng biểu nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh cũng như luồng tiền của một doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn là phương tiện dùng để trình bày khả năng sinh lợi nhuận, thực trạng tài chính  của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, cơ quan thuế, ngân hàng và các cơ quan chức năng khác.

Thế nào là báo cáo tài chính
Thế nào là báo cáo tài chính

Theo quy định, tất cả những doanh nghiệp trực thuộc ở các ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, các công ty có các đơn vị kinh tế trực thuộc bên cạnh việc báo cáo tài chính năm thì còn phải làm thêm báo cáo tài chính tổng hợp vào cuối kỳ kế toán.

Đồng thời, các doanh nghiệp trực thuộc doanh nghiệp, nhà nước đã niêm yết trên thị trường chứng khoán ngoài việc lập báo cáo tài chính năm sẽ phải lập thêm các báo cáo tài chính giữa niên độ dưới dạng đầy đủ và chi tiết.

Báo cáo tài chính chuẩn bao gồm những gì?

Một báo cáo tài chính chuẩn sẽ bao gồm:

Các tờ khai quyết toán thuế

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Thuế thu nhập cá nhân.

Bộ báo cáo tài chính

  • Bảng cân đối kinh doanh.
  • Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bảng báo cáo lưu về chuyển tiền tệ.
  • Bảng cân đối về tài khoản.

Phụ lục đi kèm

  • Thuyết minh về báo cáo tài chính.
  • Quá trình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

Nội dung báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính cần phải được cung cấp những thông tin cụ thể về:

  • Số nợ phải trả và số vốn chủ sở hữu.
  • Chi phí kinh doanh, doanh thu và những thu nhập liên quan.
  • Lã và phân chia kết quả kinh doanh.
  • Thuế và những khoản chi phí phải nộp nhà nước.
  • Những tài sản khác có liên quan đến đơn vị.
  • Luồng tiền luân chuyển, ra vào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài ra, trong bản báo cáo thuyết minh về tài chính, doanh nghiệp cần phải cung cấp thêm các thông tin về:

  • Nguyên tắc ghi nhận.
  • Chế độ kế toán áp dụng.
  • Hình thức kế toán.
  • Phương pháp tính giá.
  • Phương pháp trích khấu hao về tài sản cố định.

Tổng hợp các loại báo cáo tài chính phổ biến

Kết quả kinh doanh

Báo cáo tài chính về kết quả kinh doanh
Báo cáo tài chính về kết quả kinh doanh

Đây là loại báo cáo thể hiện các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp, tổ chức và thể hiện hoạt động của đơn vị trong một giai đoạn cụ thể, chẳng hạn như  tháng/quý/năm.

Song, loại báo cáo này còn mang tính chất độc lập, cho thấy lợi nhuận và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Loại báo cáo này được tính theo công thức:

KQKD= Doanh thu – Chi phí

Nếu như phần chi phí nhỏ hơn so với doanh thu và thu nhập thì đơn vị đó sẽ thu được lãi.

Thay đổi vốn chủ sở hữu

Đây là loại báo cáo thể hiện sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong một kỳ nhất định và được thể hiện một cách ngắn gọn và cụ thể nhất.

Theo đó, vốn của chủ sở hữu có thể tăng hoặc có thể giảm. Cụ thể:

  • Tăng là do chủ sở hữu đầu tư và lãi thuần tăng trong kỳ.
  • Giảm là do chủ sở hữu rút vốn hoặc lỗ thuần trong kỳ.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính

Đây là loại báo cáo thể hiện việc tổ chức, doanh nghiệp đã tạo và sử dụng dòng tiền như thế nào trong một kỳ nhất định.

Nói một cách dễ hiểu thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ có thấy mức độ cụ thể về các hoạt động vào và đầu ra của các dòng tiền trong một kỳ với 3 hoạt động bao gồm:

  • Dòng tiền kinh doanh.
  • Dòng tiền đầu tư.
  • Dòng tiền tài chính.

Chuyển lưu tiền tệ

Chuyển lưu tiền tệ là bản báo cáo tổng hợp lại tình hình chi và thu tiền tệ của một công ty, doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, báo cáo này còn cho thấy  khả năng chuyển đổi thành tiền, những thay đổi của tài sản cũng như là khả năng thanh toán….

Chuyển lưu tiền tệ trong báo cáo tài chính
Chuyển lưu tiền tệ trong báo cáo tài chính

Ngoài ra, báo chuyển lưu tiền tệ này còn được gọi là bản sao của báo cáo tài chính, giúp phản ánh tình trạng đầu ra và đầu vào của các dòng tiền doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Những yêu cầu và nguyên tắc khi báo cáo tài chính

Khi báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần tuân theo các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản như sau:

Yêu cầu

Báo cáo tài chính cần đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Đồng thời, báo cáo này bắt buộc phải áp dụng các chính sách kế toán phù hợp theo quy định của chuẩn mực kế toán. Việc cung cấp thông tin đáng tin cậy bao gồm:

  • Trình bày trung thực, hợp lý về tình hình tài chính cũng như tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
  • Chú trọng phản ánh bản chất hơn là về hình thức.
  • Báo cáo được trình bày một cách khách quan, không thiên vị và đầy đủ trên mọi khía cạnh.
  • Đặc biệt, việc lập báo cáo tài chính cần phải được căn cứ dựa theo số liệu sau khi khóa sổ kế toán năm. Đồng thời, cũng cần phải được kế toán trưởng, người lập và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký và đóng dấu.

7+ Nguyên tắc lập và báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được lập dựa trên 7 nguyên tắc bao gồm:

Hoạt động một cách liên tục

Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, giám đốc của doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp đó. Đồng thời, báo cáo tài chính cũng phải được lập dựa trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ trường hợp doanh nghiệp có ý định hoặc bắt buộc phải ngừng hoạt động.

Cơ sở dồn tích

Các doanh nghiệp cần phải lập báo cáo tài chính dựa trên cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ những thông tin liên quan đến các luồng tiền.

Theo cơ sở kế toán dồn tích, những giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu và được ghi nhận vào sổ kế toán cũng như là báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
Nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Hầu hết các khoản chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần phải tuân theo các nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận các khoản mục không thoả mãn định nghĩa về nợ phải trả hay tài sản hoặc trên bảng cân đối kế toán.

Nhất quán

Việc phân loại và trình bày các khoản mục trong báo cáo tài chính phải đảm bảo tính nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác. Trừ khi có sự thay đổi về bản chất của các hoạt động doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính thấy rằng cần phải thay đổi để rình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và sự kiện.

Đảm bảo tính nhất quán
Đảm bảo tính nhất quán

Trọng yếu và tập hợp

  • Trong báo cáo tài chính, tất cả các khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt.
  • Ngược lại, các khoản không trọng yếu không cần trình bày riêng lẻ mà cần được tập hợp vào những khoản mục có cùng chức năng hoặc tính chất.

Bù trừ

Những khoản mục tài sản và nợ phải trả được trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi có một chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép bù trừ .

Thông thường, các khoản mục doanh thu, thu nhập và chi phí được bù trừ khi:

  • Được quy định tại một chuẩn mực kế toán.
  • Các khoản lãi, lỗ và chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch, sự kiện giống hoặc tương tự nhau.

Có thể so sánh

  • Toàn bộ những thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính dùng để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với những thông tin bằng số liệu trong BCTC của kỳ trước.
  • Ngoài ra, các thông tin so sánh phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời (nếu điều này là cần thiết). Để từ đó giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được BCTC của kỳ hiện tại.

Ý nghĩa của báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp

Báo cáo tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc quản lý doanh nghiệp cũng như là đối với các cơ quan chủ quản cùng các đối tượng quan tâm và được thể hiện trong các vấn đề như sau:

  • Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tích, phát hiện các khả năng tiềm tàng. Đồng thời, đây cũng là căn cứ quan trọng đề ra quyết định về quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, nhà đầu tư hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách chi tiết nhất về tình hình tài sản, khoản nợ, tình hình tài chính cũng như là kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của báo cáo tài chính

  • Chưa kể, báo cáo tài chính còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch về kinh tế, kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là những căn cứ khoa học đề ra hệ thống những biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả SXKD và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, báo cáo tài chính cũng cung cấp toàn bộ  thông tin về kinh tế, tài chính chủ yếu nhằm đánh giá khách quan tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như là thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua.

Lời kết

Như vậy, Vina Accounting đã giải đáp thắc mắc cho bạn báo cáo tài chính gồm những gì, kèm theo những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản khi báo cáo tài chính để bạn nắm rõ. Mong rằng, những chia sẻ trên có thể hữu ích đối với bạn.

Xem thêm: