Nếu bạn làm trong ngành phải làm việc và tiếp xúc với nguồn lực tài chính của doanh nghiệp thường xuyên thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ là loại văn bản không còn xa lạ. Nhưng nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn về loại báo cáo này, Vina Accounting sẽ hướng dẫn và cung cấp thông tin cho bạn về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các quy định liên quan.
I. Khái niệm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm 3 hoạt động chính: Hoạt động Kinh doanh, Đầu tư và Tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bản báo cáo t tổng hợp lại tình hình thu – chi tiền tệ của một doanh nghiệp được phân loại theo từng hoạt động chính trong một thời kỳ nhất định.
II. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào đâu
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào 4 loại báo cáo chính bao gồm Báo cáo Tình hình Tài chính, Báo cáo Tài chính, Báo cáo Hoạt động Kinh doanh và một loại văn bản quan trọng mà chúng ta hay quên đó là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của kỳ trước.
Ngoài ra, các văn bản quan trọng khác như sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, bảng tính phân bổ khấu hao,… và các loại tài liệu kế toán khác cũng là một trong các loại căn cứ mà chúng ta có thể sử dụng để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
III. Các yêu cầu về mở sổ và ghi sổ kế toán để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Sổ kế toán chi tiết là nơi ghi chép đầy đủ và chi tiết các tài khoản thu, trả, trình bày, thể hiện hàng tồn kho chi tiết thể hiện được luồng tiền theo 3 loại hoạt động của doanh nghiệp bao gồm kinh doanh, đầu tư và tài chính.
Đối với loại sổ kế toán này, các tài khoản phản ánh tiền phải được chi tiết để theo dõi đầy đủ các luồng tiền thu – chi. Vì đây là căn cứ chính để tổng hợp số liệu lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Tại thời điểm cuối niên độ của kỳ kế toán, khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp phải các định rõ ràng các khoản đầu tư ngắn hạn sẽ được thu hồi hoặc được đáo hạn nhưng không quá 3 tháng kể từ ngày mua để đảm bảo tương đương tiền phù hợp với quy định của chuẩn mực của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Giá trị tương đương tiền được cộng vào chi tiêu của mục “Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” được thể hiện trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
IV. Mẫu tham khảo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu tham khảo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dưới đây là mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp số B03 – DNN (Được Ban hành theo Thông tư số 133/ 2016/ TT – BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài chính)
– Phần trên Báo cáo bao gồm các thông tin: Đơn vị báo cáo; Địa chỉ
– Phần thân Báo cáo bao gồm các thông tin: Năm báo cáo; Đơn vị tính;…
– Phần dưới Báo cáo bao gồm các thông tin: Chữ ký & Họ tên Người lập biểu; Chữ ký & Họ tên Kế toán trưởng; Thời gian lập Báo cáo (ngày, tháng, năm); Chữ ký, Họ tên & Dấu mộc của Người đại diện theo Pháp luật
V. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp
Theo phương pháp này, các luồng tiền vào, ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong Báo cáo bằng cách phân tích, tổng hợp trực tiếp theo từng nội dung từ các loại sổ kế toán của doanh nghiệp.
Phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo phân biệt từ các khoản tiền được đánh mã số như sau:
– Tiền thu từ bán hàng, từ việc cung cấp dịch vụ, doanh thu khác được đánh Mã số 01: Số liệu để ghi vào phần này nên được lấy từ số kế toán các TK 111, 112, sổ kế toán các khoản phải thu sau khi được đối chiếu với sổ kế toán các TK 511, 131, 515, 121,…
– Tiền được chi trả cho người cung cấp dịch vụ và hàng hóa được đánh Mã số 02: Số liệu để ghi vào phần này nên được lấy từ số kế toán các TK 111, 112, sổ kế toán các khoản phải thu và đi vay sau khi được đối chiếu với sổ kế toán các TK 331, các TK phản ánh hàng tồn kho,…
– Tiền được chi trả cho người lao động được đánh Mã số 03: Số liệu để ghi vào phần này nên được lấy từ số kế toán các TK 111, 112, sau khi được đối chiếu với sổ kế toán các TK 334,… Chỉ tiêu này được ghi trong ngoặc đơn bằng số âm.
– Tiền lãi vay đã được trả được đánh mã số 04: Số liệu để ghi vào phần này nên được lấy từ số kế toán các TK 111, 112, sổ kế toán các khoản phải thu sau khi được đối chiếu với sổ kế toán các TK 335, 635, 242,…
– Tiền Thuế TNDN đã nộp được đánh Mã số 05: Số liệu để ghi vào phần này nên được lấy từ số kế toán các TK 111, 112, sau khi được đối chiếu với sổ kế toán các TK 3334,… Chỉ tiêu này được ghi trong ngoặc đơn bằng số âm.
– Tiền thu khác từ các hoạt động kinh doanh khác được đánh Mã số 06: Số liệu để ghi vào phần này nên được lấy từ số kế toán các TK 111, 112, sau khi được đối chiếu với sổ kế toán các TK 711, 133, 141, 138,… và các loại tài khoản khác.
– Tiền được chi cho các loại hoạt động khác được đánh Mã số 07: Số liệu để ghi vào phần này nên được lấy từ số kế toán các TK 111, 112, sau khi được đối chiếu với sổ kế toán các TK 811, 138, 333, 338, 352, 353,,… Chỉ tiêu này được ghi trong ngoặc đơn bằng số âm.
– Tiền được lưu chuyển tuần hoàn từ các hoạt động kinh doanh của công ty được đánh Mã số 20: Số liệu để ghi vào phần này là tổng các số liệu của các chỉ tiêu 01 đến 07… Chỉ tiêu này được ghi trong ngoặc đơn bằng số âm.
Như vậy, qua bài viết này, Vina Accounting đã đem đến cho các bạn các thông tin được nhiều người quan tâm và thắc mắc trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc hoặc thông tin nào bản thân chưa nắm rõ, hãy ghé website của chúng tôi tại vinaaccounting.vn để có cho mufnh những điều bổ ích và đáng tin cậy.