Mẫu Bảng Kê Hóa Đơn Mua Vào Kèm Hướng Dẫn Chi Tiết 2023

Bảng kê hóa đơn mua vào được sử dụng rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đây là một trong số những chứng từ kê khai giúp kiểm soát hàng hóa, chi phí, doanh thu,… một cách hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, VINA ACCOUNTING sẽ giới thiệu đến bạn đọc các mẫu bảng kê hóa đơn mua vào và hướng dẫn lập bảng chi tiết nhất. Cùng tham khảo ngay nhé.

Bảng kê hóa đơn mua vào là gì?

Đối với các hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp, không thể thiếu được các bảng kê hóa đơn mua vào và hóa đơn bán ra. Đây có thể coi là căn cứ cơ bản để chứng minh các hoạt động, thể hiện nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm và kiểm soát chi phí của mỗi tổ chức, công ty.

Theo đó, bảng kê hóa đơn mua bào còn có tên gọi khác là bảng kê hóa đơn chứng từ dịch vụ hàng hóa mua vào. Đây là phương pháp thực hiện kê khai dịch vụ và hàng hóa được mua vào. Theo quy định của pháp luật, bảng kê khai hóa đơn mua vào sẽ được lập dựa theo mẫu 01 – 2/GTGT.

Việc thực hiện bảng kê hóa đơn mua vào bao gồm thông tin về hàng hóa, dịch vụ mua vào trong thời kỳ tính thuế, chứng từ hàng hóa, dịch vụ,… nhằm mục đích chính  là để kê khai thuế giá trị gia tăng.

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2028/NĐ-CP, hóa đơn đầu vào khi lập bảng kê phải có đủ: tên, địa chỉ, mã số thuế của các bên liên quan, tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, thuế giá trị gia tăng, tổng tiền, thời điểm lập hóa đơn, mã của cơ quan thuế, ký và đóng dấu,…

Tổng quan chung về bảng kê hóa đơn mua vào 
Tổng quan chung về bảng kê hóa đơn mua vào

Mẫu bảng kê hóa đơn mua vào

Để kê khai hóa đơn mua vào, các doanh nghiệp áp dụng mẫu bảng kê khai mới nhất theo mẫu số 01-2/GTGT được ban hành ở Phụ lục kèm theo của Thông tư 119/2014/TT – BTC.

Lưu ý:

Đối với những hàng hóa, dịch vụ bán lẻ trực tiếp, điện nước, xăng dầu, các dịch vụ viễn thông, khách sạn, ăn uống, vận chuyển, mua bán vàng bạc, đá quý và những dịch vụ không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ được kê khai tổng hợp doanh số bán lẻ. Những trường hợp này không phải kê khai theo từng hóa đơn riêng biệt.

Đối với những hàng hóa, dịch vụ mua lẻ, những dịch vụ cùng thuế suất sẽ được lập theo từng mặt hàng, không cần kê chi tiết theo hóa đơn riêng biệt.

Đối với các cơ sở kinh doanh ngân hàng có đơn vị trực thuộc cùng địa phương thì phải lập bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào. Khi tổng hợp sẽ làm trên bảng kê của các đơn vị phụ thuộc.

Mẫu kê hóa đơn mua vào 
Mẫu kê hóa đơn mua vào

Hướng dẫn lập bảng kê hóa đơn mua vào

Trước khi tiến hành lập bảng kê hóa đơn mua vào, bạn cần nắm rõ những quy định của pháp luật về những hóa đơn được và không được kê khai. Theo đó, trong bảng kê 01-2/GTGT, các hóa đơn được kê bao gồm: Những hóa đơn giá trị gia tăng có đủ điều kiện khấu trừ; Các loại chứng từ, biên lai nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa trong quá trình nhập khẩu; Các chứng từ thay thế cho hóa đơn GTGT của các nhà đầu tư từ nước ngoài. Những hóa đơn không được kê khai bao gồm: Hóa đơn bán hàng mùa của doanh nghiệp kê khai các hóa đơn trực tiếp; Hóa đơn không chịu thuế giá trị gia tăng; Hóa đơn giá trị gia tăng không đủ điều kiện khấu trừ.

Cách lập bảng hóa đơn mua vào bao gồm 3 phần với 3 mục chính như sau:

Phần 1: Hàng hóa dịch vụ dùng riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT, sử dụng cho hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ.

Trong phần này, doanh nghiệp cần xác định những hóa đơn được phép kê khai và không đủ điều kiện được kê khai. Việc này giúp thực hiện đúng những quy định liên quan của pháp luật đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro và sai sót có thể phát sinh.

Trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT khi xuất hóa đơn chịu thuế 0%, 5%, 10% khi bán hàng thì toàn bộ hóa đơn sẽ được coi là hợp pháp, phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Những hóa đơn này được điền vào dòng số 1 trên bảng kê. Đối với những hóa đơn không đủ điều kiện thì không cần kê khai vào bảng.

Phần 2: Tiến hành kê khai hóa đơn hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh vừa chịu thuế vừa không chịu thuế.

Đối với phần này, doanh nghiệp cần chú ý hàng hóa chịu thuế GTGT phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh sẽ được kê vào mục 1.

Mặt hàng phục vụ sản xuất kinh doanh không chịu thuế được kê vào phụ lục, nhập tiền và tiền thuế vào chi tiêu 23, 24 trên tờ khai.

Trong đó:

  • Cột 2 ghi số hóa đơn
  • Cột 3 là ngày, tháng, năm trên hóa đơn
  • Cột 4 là ghi tên công ty bán hàng
  • Cột 5 ghi mã số thuế của công ty bán hàng
  • Cột 6 là giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào nhưng chưa có thuế.
  • Cột 7 là tổng số thuế GTGT đầu vào
  • Cột 8 là số thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ

Phần 3: Tờ khai hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế. Trong trường hợp này, người thực hiện không cần điền các thông tin vào dòng ngày trong bảng kê 01-2/GTGT mà cần làm một tờ khai riêng cho dự án đầu tư theo mẫu 02/GTGT.  

Trong tờ khai riêng này sẽ điền các thông tin về hàng hóa, dịch vụ được sử dụng trong dự án đầu tư. Tác dụng của tờ khai này sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của quá trình kê khai thuế, giúp giải quyết các yêu cầu đặc thủ cho các hoạt động liên quan đến dự án cũng như đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng của việc kê khai.

Người thực hiện cần nắm rõ những yêu cầu, quy định của nhà nước cũng như căn cứ trên từng trường hợp khác nhau để tiến hành lập bảng kê khai. Đặc biệt là những hóa đơn chứng từ cần kê khai và hóa đơn, chứng từ không được kê khai. Điều này đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động.

Hướng dẫn cách lập bảng kê hóa đơn mua vào 
Hướng dẫn cách lập bảng kê hóa đơn mua vào

Những nguyên tắc cần biết khi lập bảng hóa đơn đầu vào

Việc lập bảng hóa đơn đầu vào cần phải tuân thủ những nguyên tắc theo đúng quy định của pháp luật. Theo Khoản 2, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ chịu thuế/không chịu thuế GTGT chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.”

Lúc này nguyên tắc được áp dụng là:

  • Hạch toán riêng các khoản thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ.
  • Trong tháng, doanh nghiệp kinh doanh chịu thuế hoặc không chịu thuế cần tạm phân bổ thuế GTGT mua vào được khấu trừ.
  • Cuối năm tiền hành phân bổ số thuế GTGT đào vào được khấu trừ nhằm kê khai điều chỉnh thuế đầu vào đã phân bổ theo tháng.
Những nguyên tắc cần tuân thủ khi lập bảng kê hóa đơn đầu vào 
Những nguyên tắc cần tuân thủ khi lập bảng kê hóa đơn đầu vào

Trên đây là những thông tin chung về mẫu bảng kê hóa đơn mua vào, những nguyên tắc lập bảng kê khai. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn đọc trong việc tiến hành kê khai hóa đơn một cách chính xác nhất. Nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều thông tin liên quan khác, hãy theo dõi ngay VINA ACCOUNTING để tham khảo chi tiết và chính xác nhất nhé. 

Xem thêm: