Bảng Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Ngân Hàng Chi Tiết Nhất 2023

Bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là bảng tổng hợp các loại tài khoản kế toán. Bảng thống kê này có thể giúp phân loại rõ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Vậy có những loại tài khoản kế toán này và nguyên tắc sử dụng ra sao? Trong bài viết, Vina Accounting sẽ giúp bạn giải đáp rõ về vấn đề này.

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là gì?

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là một tập hợp các loại tài khoản kế toán. Các loại tài khoản này sẽ được dùng để ghi chép, phản ánh tình trạng và biến động về nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Nhằm để quản lý hoạt động tiền tệ trong lĩnh vực ngân hàng.

Đối tượng áp dụng bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được căn cứ vào Thông tư 19/2015/TT-NHNN. Trong đó, các đối tượng được quy định bao gồm: Sở Giao dịch, Vụ Tài chính – Kế toán. Với các Cục quản trị, Công nghệ tin học, Phát hành và kho quỹ. Cùng các Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Văn phòng đại diện, Ngân hàng đại diện,…

Định nghĩa về hệ thống tài khoản kế toán là gì?
Định nghĩa về hệ thống tài khoản kế toán là gì?

Đặc điểm của bảng hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng xuất phát từ đặc điểm kế toán Ngân hàng. Cụ thể là kế toán giao dịch cho các doanh nghiệp/ tổ chức kinh tế và cá nhân trong nền kinh tế với kế toán doanh nghiệp Ngân hàng. Qua đó, bảng hệ thống tài khoản được mở để hạch toán nguồn vốn và sử dụng vốn.

Bên cạnh đó bảng hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng cũng được mở để thực hiện các giao dịch kinh tế qua Ngân hàng. Bao gồm các giao dịch như tài khoản tiền gửi/ cho vay và các tài khoản khác.

Có thể nói, tài khoản kế toán vừa là tài khoản khách hàng vừa là tài khoản sổ cái. Cũng vì vậy mà bảng hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng khá phức tạp.

Những loại tài khoản kế toán ngân hàng hiện nay

Bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng hiện nay gồm có 9 loại khoản. Loại khoản được hiểu là một nội dung quan trọng trong bảng hệ thống tài khoản. Ngoài ra, loại tài khoản còn là hình thức phân tổ tài khoản theo loại hoặc theo từng nội dung nghiệp vụ.

Trong đó, mỗi loại tài khoản sẽ gồm nhiều số tài khoản khác nhau. Mỗi số tài khoản sẽ tương ứng với các chức năng cụ thể. 9 loại khoản trong bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng bao gồm:

  • Loại 1 – 2 – 3: Dùng để phản ánh tài sản của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức doanh nghiệp
  • Loại 4: Dùng để phản ánh các khoản nợ phải trả
  • Loại 5: Dùng để phản ánh các hoạt động thanh toán
  • Loại 6: Dùng để phản ánh các khoản vốn và quỹ của ngân hàng
  • Loại 7 – 8: Dùng để phản ánh thu nhập và các loại chi phí
  • Loại 9: Dùng để phản ánh các tài khoản ngoại bảng
9 loại khoản trong hệ thống tài khoản kế toán dùng để phản ánh gì?
9 loại khoản trong hệ thống tài khoản kế toán dùng để phản ánh gì?

Các loại khoản trong bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được quy định cụ thể là:

  • Loại 1 – Tiền và tài sản thanh khoản: Ghi nhận số tiền hiện có và các biến động về tiền hoặc tài sản thanh khoản của ngân hàng như Tiền mặt, tiền gửi, vàng và đầu tư chứng khoán ở nước ngoài.
  • Loại 2 – Cho vay/ mua bán giấy tờ có giá và thanh toán với Nhà nước và Ngân hàng nhà nước: Phản ánh nghiệp vụ cho các tổ chức tài chính trong nước vay tiền và cho vay trên thị trường quốc tế. Hoặc mua bán chứng khoán, thanh toán với Nhà nước.
  • Loại 3 – Tài sản cố định, tài sản Có: Phản ánh số tiền hiện có cùng với những biến động về tài sản cố định và tài sản Có khác.
  • Loại 4 – Phát hành tiền: Ghi nhận số lượng tiền cotton/ polime/ kim loại đã phát hành và đưa vào lưu thông.
  • Loại 5 – Vốn/ quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng nhà nước: Phản ánh tình trạng và sự biến động của các nguồn vốn/ quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng nhà nước.
  • Loại 6 – Tài khoản trung gian: Ghi nhận các giao dịch thanh toán giữa Ngân hàng nhà nước với các Tổ chức tín dụng.
  • Loại 7 – Thu nhập: Phản ánh các khoản thu của Ngân hàng nhà nước về các khoản tiền gửi, cho vay, chiết khấu, đầu tư chứng khoán, góp vốn và ngoại hối,…
  • Loại 8 – Chi phí: Tình trạng chi phí của Ngân hàng nhà nước về phí hoạt động, phí quản lý,…
  • Loại 9 – Các cam kết ngoại bảng: Các cam kết mà Ngân hàng nhà nước phải thực hiện hoặc được nhận theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Mẫu bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng

Mẫu bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng

Nguyên tắc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng

Nguyên tắc áp dụng bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được căn cứ vào Điều 8 và Điều 9 của Thông tư 19/2015/TT-NHNN. Trong đó, quy định về các nguyên tắc hạch toán trên các tài khoản tổng hợp. Cùng với các nguyên tắc hạch toán cho các ngoại tệ/ vàng ngoại hối nhà nước.

Đối với hạch toán trên các tài khoản tổng hợp

Nguyên tắc hạch toán trên các tài khoản tổng hợp là định khoản bằng phương pháp ghi sổ kép Nợ và Có. Cụ thể gồm có 3 loại tài khoản với nguyên tắc ghi như sau:

  • Tài sản Có luôn có số dư bên Nợ
  • Tài sản Nợ luôn có số dư bên Có
  • Tài sản Nợ – Có luôn có số dư 1 bên Nợ hoặc 1 bên Có (Đôi khi có cả hai bên số dư)

Có thể hạch toán Bảng cân đối tài khoản kế toán theo ngày, theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Khi hạch toán thì các đơn vị Ngân hàng nhà nước cần lập đến tài khoản cấp III. Đồng thời phải hạch toán chính xác và đầy đủ số dư của các loại tài khoản. Lưu ý là không bù trừ giữa hai số dư Nợ và Có đối với các tài khoản thuộc tài sản Nợ hoặc tài sản Có.

Nguyên tắc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán khi hạch toán
Nguyên tắc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán khi hạch toán

Cách hạch toán trên các tài khoản tổng hợp được chia làm 2 trường hợp

Cách hạch toán tự động: Kế toán có thể sử dụng các chương trình, phân hệ nghiệp vụ để hạch toán tự động. Bằng cách thiết lập các tham số hạch toán trong chương trình, phân hệ.

Trước khi hạch toán các tài khoản tổng hợp thì cần cập nhật các chương trình giao dịch tự động tương ứng. Để tạo sự thuận tiện và độ chính xác khi khai báo trong tham số hạch toán.

Cách hạch toán thủ công: Kế toán có thể hạch toán thủ công bằng cách nhập trực tiếp. Hoặc thông qua các bảng kê khai của chương trình, phân hệ nghiệp vụ. Để hạch toán trên các tài khoản tổng hợp.

Đối với hạch toán các ngoại tệ, vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước

Các tài khoản ngoại tệ, vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước sẽ được hạch toán trong bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng. Nguyên tắc hạch toán đối với ngoại tệ, vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước là:

  • Vàng là một phần dự trữ của ngoại hối quốc gia – Hạch toán như ngoại tệ với đơn vị đo lường là gram (gr)
  • Các giao dịch thực hiện bằng đơn vị tiền tệ nào – Hạch toán bằng đơn vị tiền tệ đó
  • Bút toán hạch toán ngoại tệ – Hạch toán từng cặp tài khoản và phải cân đối từng loại ngoại tệ
Nguyên tắc hạch toán hệ thống tài khoản ngoại tệ, vàng thuộc dự trữ ngoại hối
Nguyên tắc hạch toán hệ thống tài khoản ngoại tệ, vàng thuộc dự trữ ngoại hối
  • Mua bán ngoại tệ, bút toán đối ứng bằng ngoại tệ – Hạch toán đồng thời với bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam (VND)
  • Các khoản thu/ trả lãi trả phí bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam (VND) – Hạch toán vào tài khoản thu nhập và chi phí
  • Về tỷ giá hạch toán – Căn cứ tại thời điểm phát sinh giao dịch mua/ bán ngoại tệ do Ngân hàng nhà nước công bố
  • Bảng cân đối tài khoản kế toán theo định kỳ – Quy đổi theo từng loại ngoại tệ và bảng cân đối tài khoản kế toán cộng quy đổi
  • Kết quả giao dịch ngoại tệ – Bằng số chênh lệch giữa doanh số bán ngoại tệ với doanh số mua tương ứng
  • Số chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ vào cuối năm tài chính – Hạch toán vào tài khoản 501003

Bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng theo tiếng Anh là Bank Account Accounting System. Đây là một tập hợp các hệ thống tài khoản ngân hàng thương mại. Các tài khoản này được sử dụng để phản ánh tài sản, nguồn vốn và sự biến động trong quá trình kinh doanh. Theo dõi Vinaaccounting.vn để biết thêm các thủ tục hành chính theo luật hiện hành nhé.

Xem thêm: