Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ phát sinh trong các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Các công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng chúng để báo cáo tài chính thu chi và nộp phí cho ngân sách nhà nước. Cũng chính vì tầm quan trọng của hóa đơn đỏ mà hiện nay đã xuất hiện tình trạng mua bán hóa đơn đỏ để trục lợi. Cùng Vina Accounting tìm hiểu thêm thông tin ngay sau đây.
Mua bán hóa đơn đỏ được hiểu như thế nào?
Hóa đơn đỏ hay còn được gọi là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT). Đây là một loại chứng từ do Bộ Tài Chính phát hành hoặc các công ty, doanh nghiệp tự in nếu đã đăng ký mẫu với cơ quan Thuế nhà nước. Chính vì vậy mà khi doanh nghiệp có hóa đơn thì chi cục thuế mới có cơ sở dữ liệu để quản lý.

Việc mua bán hàng hóa và sử dụng các loại dịch vụ phải xuất hóa đơn cũng nằm trong luật pháp mà nhà nước đã ban hành. Trên thực tế thì nhiều doanh nghiệp vì muốn trục lợi mà cần hóa đơn đỏ mặc dù không phát sinh bất kỳ giao dịch nào. Vì vậy mà họ thường lựa chọn mua các hóa đơn đỏ của doanh nghiệp khác để phục cho lợi ích của bản thân.
Tại sao nhiều doanh nghiệp hiện nay lại mua bán hóa đơn đỏ?
Có thể thấy được việc mua bán hóa đơn đỏ là vô cùng mạo hiểm. Đó chỉ có thể coi là hạ sách của doanh nghiệp khi muốn trốn thuế hoặc ấn dấu tài sản hoặc tình trạng kinh doanh của công ty. Cụ thể:
Doanh nghiệp muốn trốn thuế thu nhập
Các cơ quan thuế đóng vai trò là người quản lý tài chính của các doanh nghiệp trong nước. Thông qua việc xem xét hóa đơn đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Bởi thế mà kho hóa đơn đầu và ít hơn đầu ra có nghĩa là doanh nghiệp đó đang kinh doanh có lãi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó phải đóng góp 20%/ năm thuế thu nhập cho nhà nước.
Từ đó mà nhiều doanh nghiệp đều tìm cách lách luật bằng việc tạo ra các khoản giao dịch ảo với mức chi phí nhiều hơn để Chi cục thuế ghi nhận. Khi đó thì doanh nghiệp sẽ trốn được nghĩa vụ cần phải đóng thuế dựa trên lợi nhuận thu được vì họ bị lỗ. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua ví dụ sau:
Ví dụ:
Doanh nghiệp A tiến hành nhập máy móc và các loại phụ kiện, vật tư để sản xuất một chiếc tivi. Cùng với các khoản phí mặt bằng, điện nước và thuê nhân công sẽ tốn khoảng 100 triệu Vnđ. Sau khi cấn đối lại thì doanh nghiệp A quyết định bán sản phẩm ra thị trường với mức giá 140 triệu đồng.
Lúc này doanh nghiệp đã có lãi 40 triệu Vnđ và khoản lãi này cần phải đóng về ngân sách nhà nước là 20%/ năm tương đương với 8 triệu Vnđ. Chính vì thế mà để trốn khoản chi phí này, doanh nghiệp A sẽ tạo thêm nhiều hóa đơn chi để tiền sản xuất tivi bằng giá 140 triệu Vnđ và bán ra cùng với mức giá đó. Nhờ vậy mà không cần phải đóng thuế vì không có lãi.
Hoàn lại thuế VAT
Bất kỳ lúc nào, khi mà doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm, dịch vụ nào đó cho một cá nhân, tổ chức thì đều cần phải có hóa đơn chứng từ. Hóa đơn này sẽ bao gồm các khoản phí dịch vụ, sản phẩm cùng 10% thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là VAT.
Trên thực tế thì khách hàng chính là người chịu thuế, doanh nghiệp sẽ đại diện cho khách nộp khoản phí này về cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với một doanh nghiệp báo lỗ thì sẽ được nhà nước hoàn lại thuế VAT. Dựa vào cách làm này mà doanh nghiệp sẽ lãi trong khi tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Doanh nghiệp sẽ được mua hóa đơn với mức phí thấp hơn mức thuế phải nộp. Đồng thời cũng thu về được một khoản tiền chênh lệch khi cung cấp sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ ra bên ngoài thị trường.
Ví dụ: Doanh nghiệp B mua hóa đơn đỏ với mức giá 5%, lúc này họ sẽ lãi được 5% bởi thuế giá trị gia tăng là 10%.
Doanh nghiệp muốn giấu tình trạng hoạt động
Trong khi kinh doanh thì không thiếu các hành vi treo đầu dê bán thịt chó. Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề này nhưng lại hoạt động hoặc kinh doanh sang lĩnh vực khác. Ngành nghề mà công ty làm chui thường không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng lại muốn kinh doanh.
Họ thường lấy vỏ bọc pháp lý bên ngoài để duy trì tư cách pháp nhân. Sau đó là tổ chức và tạo sự tín nhiệm trong khâu sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp này thường cần sử dụng tới hóa đơn đỏ trong một vài loại giao dịch phù hợp với ngành nghề đã đăng ký. Với mục đích phục vụ kê khai với các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo tính pháp lý của doanh nghiệp.
Đó cũng chính là thời điểm doanh nghiệp này thu mua hóa đơn đỏ với mức giá cao. Mặc dù vậy nhưng việc mua hóa đơn đỏ cũng chỉ là giải pháp đối phó tạm thời. Nó không giải quyết được triệt để thực trạng của doanh nghiệp và đó là chưa kể tới nếu không may bị phát hiện thì rất có thể sẽ bị mất trắng. Khi đó doanh nghiệp vừa mất tiền mua hóa đơn lại vừa bị xử phạt vì vi phạm luật nhà nước.
Bị phạt bao nhiêu tiền khi bị phát hiện mua bán hóa đơn đỏ?
Hành vi mua bán hóa đơn đỏ với các giao dịch ảo được xem là vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính. Vậy trong trường hợp mua bán hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Theo dõi tiếp thông tin bên dưới đây.
Tùy thuộc vào số lượng hóa đơn bất hợp pháp được sử dụng mà doanh nghiệp đó có thể bị phạt từ 20.000.000 Vnđ tới 50.000.000 Vnđ. Đối với các doanh nghiệp sử dụng số lượng hóa đơn lớn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như sau:
- Phạt từ 100.000.000 Vnđ tới 1.000.000.000 Vnđ.
- Đình chỉ hoạt động kinh doanh không thời hạn.
- Tạm dừng hoặc cấm hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hoặc cấm huy động vốn từ 1 tới 3 năm.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp có hành vi mua bán hóa đơn đỏ còn bị xử lý hình sự theo điều 203 của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
- Người nào phát hành, mua bán trái phép hóa đơn đỏ, các loại chứng từ,.. với nội dung từ 10 số tới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 Vnđ tới 100.000.000 Vnđ thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 Vnđ tới 200.000.000 Vnđ, đồng thời phạt cải tạo không giam giữ 3 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt từ 100.000.000 Vnđ tới 500.000.000 Vnđ hoặc phạt từ 1 tới 5 năm:
- Hoạt động có tổ chức. Có tính chất chuyên nghiệp.
- Lợi dụng chức vụ và quyền hạn.
- Hóa đơn đỏ và chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn có ghi nội dung 30 số trở lên.
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 trở lên.
- Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước từ 100 triệu trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10 triệu Vnđ tới 50 triệu Vnđ và cấm đảm nhiệm các chức vụ, vận hành ngành nghề trong khoảng thời gian từ 1 tới 5 năm.
Lời kết
Trên đây là bao quát toàn bộ các thông tin liên quan tới việc mua bán hóa đơn đỏ mà Vina Accounting muốn gửi tới bạn. Mong rằng chỉ cần thông qua bài viết ngắn gọn này thì bạn đã nắm được chính xác nguyên nhân vì sao mà các doanh nghiêp sử dụng dịch vụ mua bán hóa đơn đỏ cũng như các mức phạt mà pháp luật quy định đối với hành vi trái phép này.
Xem thêm: