Action Plan Là Gì? Quy Trình Xây Dựng Action Plan Hiệu Quả

Action Plan là khái niệm phổ biến, được nghe rất nhiều lần khi bắt đầu các hoạt động buôn trao đổi hàng hóa, buôn bán ở quy mô lớn hay trong các mô hình. Bất kỳ hoạt động kinh doanh, buôn bán nào, nếu muốn thành công thì cần phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và cụ thể.Vậy action plan là gì? Lý do gì doanh nghiệp nên lập kế hoạch kinh doanh? Cùng Vina Accounting tìm hiểu tại đây nhé!

Action Plan là gì?

Action Plan là những gì có thể phát triển và thực hiện các chiến lược marketing. Mục đích của quá trình tạo Action Plan chính là đưa ra các mục tiêu, chiến lược và các kế hoạch khác dưới dạng văn bản, để từ đó giúp cho bản kế hoạch trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn.

Action Plan là những gì có thể phát triển trong kinh doanh
Action Plan là những gì có thể phát triển trong kinh doanh

Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng chiến lược marketing, action plan còn là cơ sở để doanh nghiệp có thể đi đúng hướng, cũng như là phát huy tối đa hiệu quả chiến dịch. Hơn nữa, đây còn là cách để doanh nghiệp có thể đo lường tiến độ vượt bậc từng bước của một chiến dịch marketing.

Những thành phần cần có trong Action Plan

Mỗi một chiến dịch marketing đều sẽ có những điểm khác nhau, tùy theo mục đích, đối tượng cũng như điều kiện của doanh nghiệp. Thông thường, một action plan sẽ bao gồm các thành phần như sau:

KPIs

KPIs là một trong những thuật ngữ không thể thiếu trong một hoạt động kinh doanh, bởi đây là số liệu tiêu chuẩn được đặt ra để đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing và action plan.

KPIs là thuật ngữ khá phổ biến
KPIs là thuật ngữ khá phổ biến

Campaign Time Frame

Đây được xem khung thời gian chính của từng chiến dịch. Khung thời gian này sẽ bao gồm thời gian chính cũng như thời hạn cuối cho các nhiệm vụ chính, trong suốt thời gian thực hiện các chiến dịch.

Product

Sản phẩm marketing
Sản phẩm marketing

Product ở đây là dịch vụ của doanh nghiệp sử dụng chiến lược hoặc sản phẩm của marketing. Bạn chỉ cần tạo ra một kế hoạch marketing với mục tiêu tăng nhận thức thương hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn là một sản phẩm cụ thể, bản kế hoạch cần phải phân tích sản phẩm là điều cực kỳ quan trọng.

Company mission statement​​​​​​

Giống như như slogan của chiến dịch, khẩu hiệu này cần phải có sự liên kết chặt chẽ với sứ mệnh của công ty. Bạn cần bổ sung sứ mệnh của công ty vào bản kế hoạch để đảm bảo mỗi nhiệm vụ được liên kết với sứ mệnh của công ty.

Ngoài ra, một yếu tố không thể bỏ qua trong chiến dịch marketing chính là ngân sách cụ thể dành cho chiến dịch. Ngân sách marketing là yếu tố giúp doanh nghiệp xác định nên thực hiện chiến dịch marketing nào.

Quy trình xây dựng Action Plan chuẩn nhất 2023

Dưới đây là quy trình xây dựng action plan chuẩn năm 2023 mà bạn có thể thực hiện:

Xác định mục tiêu cụ thể

Xác định mục tiêu cho kế hoạch
Xác định mục tiêu cho kế hoạch

Xác định mục tiêu chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng một bản kế hoạch marketing. Để xác định được mục tiêu chính cho chiến dịch marketing, bạn cần nghĩ về những giá trị mà bạn muốn có thông qua Action Plan của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp Smart để viết các mục tiêu:

  • Specific – Cụ thể
  • Measurable – Có thể đo lường
  • Attainable – Khả thi
  • Relevant – Thực tế
  • Time-based – Thời gian

Việc viết cá mục tiêu ở định dạng Smart để có thể giúp các thành viên trong nhóm với mục tiêu dễ dàng hơn và đi đúng hướng để hoàn thành. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo viết các mục tiêu marketing phù hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

Xác định chỉ số đo lường KPI 

Sau khi có được mục tiêu của chiến dịch, đây chính là lúc bạn cần nên xác định chỉ số KPI cần đạt trong chiến dịch marketing mà mình cần thực hiện. Bạn có thể chọn kết quả marketing cụ thể mà bạn muốn đo lường để giúp đánh giá mức độ hiệu quả của Action Plan.

Xác định thị trường mục tiêu

Xác định thị trường mục tiêu cho Action Plan
Xác định thị trường mục tiêu cho Action Plan

Việc xác định thị trường mục tiêu được xem là bước quan trọng để xây dựng Action Plan phù hợp, hướng đến mục tiêu cụ thể. Khi đã hoàn thành việc xác định thị trường mục tiêu của mình, bạn có thể tạo ra một mẫu hình đại diện cho khách hàng và mục tiêu của mình. Đảm bảo việc xác định thông tin chính như: Nhân khẩu học, nhu cầu và mục tiêu để xây dựng kế hoạch xung quanh đó.

Phát triển chiến lược

Sau khi nắm bắt được mục tiêu, KPI cũng như thị trường mục tiêu, bạn có thể bắt đầu phát triển chiến lược marketing của mình. Bạn có thể viết một chiến lược marketing toàn diện, bằng cách bao gồm các yếu tố marketing:

  • Product: Mô tả sản phẩm, sự khác biệt của sản phẩm với đối thủ cạnh tranh để giải quyết các vấn đề cho khách hàng.
  • Place: Lưu ý nơi mua có thể tìm và truy cập sản phẩm, các thông tin liên quan đến sản phẩm đó.
  • Price: Liệt kê giá của sản phẩm và so sánh giá với các đối thủ cạnh tranh. Song, bạn cũng có thể đưa ra bất kỳ chiết khấu hấp dẫn để có thể cung cấp cho khách hàng mục tiêu.
  • Promotion: Mô tả các thông điệp về marketing và cách mà bạn định truyền tải thông điệp đó đến với khách hàng của mình.

Xác định đối thủ cạnh tranh

Xác định đúng đối thủ cần tranh và liệt kê họ trong kế hoạch là một việc cực kỳ cần thiết. Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần đảm bảo tìm hiểu đủ các thông tin bao gồm: Điểm mạnh, điểm yếu và các điểm quan trọng của đối thủ cạnh tranh.

Xác định đối thủ
Xác định đối thủ

Quan trọng nhất là bạn phải đưa ra được thông tin về đối thủ cạnh tranh vào trong kế hoạch. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể để đưa ra chiến lược thuyết phục khách hàng chọn bạn thay vì đối thủ.

Phân công vai trò công việc

Sau khi bạn đã có ý tưởng cho chiến lược marketing, lúc này bạn có thể chia nhỏ ý tưởng thành nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Lưu ý: Bạn nên liệt kê rõ vai trò và trách nhiệm từng thành phần chính của chiến lược và những người đảm nhận vai trò chính đó.  Việc phân công vai trò và trách nhiệm là yếu tố cực kỳ quan trọng để mọi người trong nhóm biết họ nên liên hệ với ai và nên làm gì.

Tại sao bạn cần có kế hoạch xây dựng Action Plan

Dưới đây là 3 lý do mà bạn nên lập kế hoạch xây dựng action plan hoàn chỉnh cho kế hoạch marketing của mình:

Marketing Plan giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng

Nếu muốn xây dựng được một bản kế hoạch Marketing hiệu quả và hoàn chỉnh.Yêu cầu đặt ra là bạn nên phân tích nhu cầu, thấu hiểu các vấn đề của khách hàng và quan trọng nhất chính là phải xác định được Customer Insight.

Marketing Plan giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu Marketing

Nếu như doanh nghiệp của bạn ở trong một tư thế không có mục tiêu thì sẽ rất khó có thể xác định được đích đến và mục tiêu mà bạn cần phải đạt được. Do đó, bạn nên xác định rõ ràng cho mỗi chiến lược marketing.

Marketing Plan giúp doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng để hoàn thành mục tiêu

Sau khi doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu, họ cần có định hướng cho mục tiêu đó cần phải làm gì. Một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh có thể giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được các công việc cần thiết. Để từ đó, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên có thể tập trung hơn vào những công việc quan trọng để tăng tiến độ hoàn thành mục tiêu, giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc.

Lời kết

Như vậy, Vina Accounting đã giải đáp thắc mắc cho bạn action plan là gì? Nhìn chung, action plan không phải là phép thuật để đảm bảo 100% là thành công. Thế nhưng, xét ở nhiều khía cạnh, kế hoạch kinh doanh chính công cụ giúp cho việc xác định tính khả thi cho công việc làm ăn, kinh doanh.

Xem thêm: